Một nguyên nhân không phải hiếm gặp nhưng rất ít người biết đến- đó là "khổ chủ" bị suy tuyến giáp. Các chuyên gia cho biết, suy tuyến giáp khiến 80% nam giới không còn tha thiết với chuyện yêu đương và có tới 50% trong số đó không thể "sai bảo được cậu nhỏ"…
"Hỏng đồ" vì tuyến giáp bị lỗi
Ba nguyên nhân gây suy giảm tuyến giáp Thiếu iốt (iodine)- dưỡng chất thiết yếu cho chức năng tuyến giáp là nguyên nhân số một gây nên tình trạng suy tuyến giáp. Không có iốt, tuyến giáp dễ bị suy giảm chức năng và to ra, tạo thành bướu cổ. Nhưng cũng có trường hợp, dù cơ thể đủ lượng iốt nhưng chất này không thực hiện tốt chức năng của nó cũng là suy giảm tuyến giáp.Thứ hai: Do các chất hoá học gây ô nhiễm môi trường. Thứ ba: Do yếu tố di truyền. |
TS. Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: "Nguyên nhân gây thiểu năng tuyến giáp dù là nguyên phát (do thiếu sót ở tuyến giáp) hay thứ phát (do bệnh ở tuyến yên hay vùng "dưới đồi") thì thiểu năng tuyến giáp vẫn là bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ thể. Những triệu chứng đặc trưng là cơ thể suy nhược, dễ mỏi mệt, da khô hay thô, sợ lạnh, nói chậm, trí nhớ kém, tăng cân, táo bón và đau mình mẩy (đau cơ). Tùy từng thể trạng mà ở mỗi người có những biểu hiện khác nhau như: Có thể bị phù nề mặt, giọng khàn, nhịp tim chậm, tim to, bệnh lý đa thần kinh. Khi bị bệnh lý này, bệnh nhân thường suy kém về chức năng tình dục, giảm khả năng sản xuất "tinh binh", thậm chí hỏng hẳn "đồ" phục vụ chuyện gối chăn... Phụ nữ cũng vậy. Người bị thiểu năng giáp trạng thường khó có hứng trong chuyện tình dục và không đạt được "đỉnh điểm". Nếu có thai, cũng dễ hỏng...".
Các chuyên gia cho biết, suy tuyến giáp khiến 80% nam giới không còn tha thiết với chuyện yêu đương (Ảnh minh họa)
Cũng theo TS. Vệ: Thiểu năng nguyên phát nghĩa là người bệnh mắc ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không được điều trị tích cực sẽ sa sút cả về thể trạng lẫn trí tuệ. Nếu bị thiếu hụt hormone nặng và kéo dài thì cả con trai và con gái đều không thể dậy thì.Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể chữa trị bằng cách dùng hormon tuyến giáp. Theo đó, sự trưởng thành về giới tính sẽ diễn ra chậm hơn bình thường nhưng cũng có thể phục hồi được khi dùng đủ liều hormone giáp trạng.
<>Dễ chẩn đoán nhầm
BS. Phạm Thị Vui, Nguyên bác sĩ sản khoa Bệnh viện 19/8, Bộ Công an cho biết: "Bướu giáp là một bệnh dễ chẩn đoán nhầm vì tuyến giáp có sự thay đổi kích thước theo lứa tuổi. Một tuyến giáp có thể có kích thước hơi lớn hơn khi bước sang tuổi dậy thì cũng không phải là bất thường. Chính vì thế nếu chỉ chẩn đoán bướu giáp dựa vào "cảm quan" thì có thể dễ bị sai. Do đó, việc chẩn đoán bướu giáp nhất định phải có sự biến đổi trên hình thể siêu âm hoặc biến đổi hàm lượng hormone giáp trong máu. Còn nhịp tim hơi nhanh là do vận động, không phải do tuyến giáp".
Cũng theo BS. Phạm Thị Vui, khác với các bệnh lý khác như hệ máu, nhiễm trùng, dinh dưỡng có thể uống thuốc dự phòng mà không gây ra trạng thái nguy hại nào; Nhưng với tuyến giáp, nếu sử dụng hormone tuyến giáp bừa bãi sẽ rất nguy hiểm. Khi tuyến giáp hoàn toàn bình thường mà sử dụng hormone của tuyến giáp sẽ gây ra một loạt hệ quả xấu như: tăng chuyển hóa, nhịp tim nhanh, nhiễm độc cơ tim, nhiễm độc gan, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, chức năng của "hạt lạc" bị ảnh hưởng, khó có con... Vì thế, việc sử dụng hormone tuyến giáp cần tuân thủ những quy định chặt chẽ.
Hãy mau chóng chữa trị để lấy lại 'niềm vui' (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu tuyến giáp có bệnh
Đau cơ, khớp, cổ họng: Nhức, đau các cơ và khớp ở cánh tay, cổ tay, cổ chân, cảm giác sưng cổ khó chịu giọng khan chính là những triệu chứng của các vấn đề về tuyến giáp.
Thay đổi tóc và da: giảm hoạt động của tuyến giáp khiến tóc trở nên khô, dễ gãy, lông mày thỉnh thoảng bị rụng. Da thô, dày, khô ráp và có vảy như da rắn. Còn nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, tóc rụng nhiều còn da trở nên mỏng và yếu ớt.Đau cơ, khớp, cổ họng: Nhức, đau các cơ và khớp ở cánh tay, cổ tay, cổ chân, cảm giác sưng cổ khó chịu giọng khan chính là những triệu chứng của các vấn đề về tuyến giáp.
Đường ruột có vấn đề: táo bón nặng và lâu dài thường liên quan đến sự giảm hoạt động của tuyến giáp, trong khi đó tiêu chảy cấp và hội chứng co thắt ruột kết (IBS) lại gắn liền với sự hoạt động quá mức của tuyến giáp.
Tiền sử gia đình: nếu gia đình có tiền sử các bệnh về tuyến giáp thì nguy cơ là rất cao.
Cholesterol cao thấp là dấu hiệu của cường giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức.
Suy nhược, trầm cảm và lo lắng: Suy giáp thường gây ra suy nhược, trầm cảm, trong khi cường giáp thường gây ra lo lắng và hoảng sợ.
Thay đổi cân nặng: Chế độ ăn với hàm lượng chất béo và calo thấp kết hợp với các bài tập thể dục khắt khe nhưng không thể giảm cân. Ngược lại, dù đã áp dụng chế độ ăn nhiều dinh dưỡng nhưng cân nặng vẫn không tăng đều là những dấu hiệu của suy tuyến giáp. Hay những sự thay đổi về cân nặng không thể giải thích được cũng là biểu hiện của cả suy tuyến giáp và cường giáp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét