Người bị táo bón đại tiện thưa hơn 2 – 3 ngày/lần, thường đi kèm với cảm giác đau đớn, khó chịu. Với hoạt động bình thường của ruột, một nửa thức ăn đã hấp thụ được đào thải ra khỏi cơ thể sau khoảng 24 giờ, phần còn lại – tiếp tục trong những ngày tiếp theo. Trong trường hợp táo bón thức ăn có thể lưu cữu trong ruột thậm chí vài ba ngày lâu hơn. Táo bón là nguyên nhân kéo dài thời gian thức ăn dư thừa tiếp xúc với thành ruột và rối loạn thành phần sinh lý học quần thể vi khuẩn – chủ yếu vi khuẩn thối rữa đảm trách nhiệm vụ tạo ra các nguyên tố độc hại. Khi ấy sẽ xuất hiện tình trạng cơ thể hấp thụ chất độc từ các chất cặn bã trong ruột. Lâu dần ngộ độc nội môi toàn thân phát triển với nhiều triệu chứng, trong đó có hiện tượng mệt mỏi, nhức đầu, dị ứng, cơ thể suy nhược, cảm giác đầy bụng và đầy hơi. Táo bón cũng thường là thủ phạm gây bệnh trĩ.
Đối tượng bị đe dọa?
Lối sống tĩnh tại, những cách thức sử dụng thời gian rỗi ít hoạt động, cuộc sống vội vàng, sử dụng phổ biến thực phẩm chế biến công nghiệp – tất cả làm cho ruột trở nên lười nhác. Phụ nữ sắp sinh con (xuất hiện tình trạng giảm thiểu sức căng thành ruột trong thời gian mang thai), và người cao tuổi (nhu động ruột bị rối loạn) là đối tượng đặc biệt bị đe dọa táo bón.
Táo bón cũng có thể gắn liền với một số bệnh như: tiểu đường, sỏi mật, sỏi thận, các bệnh liên quan đến đại tràng, suy tuyến giáp, trầm cảm. Việc uống một số thuốc (thí dụ chống trầm cảm, lợi tiểu, hạ áp huyết, chống histamine) cũng có thể gây táo bón. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những người lạm dụng thuốc tẩy rửa. Tuy nhiên thủ phạm chính gây táo bón vẫn là những sai lầm trong thực đơn, trước hết do sử dụng số lượng lớn thực phẩm chế biến công nghiệp (gắn với liều lượng chất xơ quá thấp trong thực đơn) và uống quá ít nước.
Chiến lược có hiệu quả
Trước hết dựa trên sự thay đổi thói quen dinh dưỡng. Cần xem lại thực đơn của mình và thay những sảm phẩm dễ gây táo bón bằng những sản phẩm có hiệu ứng ngược lại. Có thể không mang lại hiệu quả tức thì, vì thế cần chuẩn bị tinh thần kiên nhẫn và tự đặt mục tiêu phấn đấu từng bước.
1. Nền tảng ngăn ngừa và chữa trị táo bón là áp dụng thực đơn giầu chất bã, bao gồm những món ăn giàu chất xơ (thậm chí lên tới 50 – 60 gam/ngày). Chúng thuộc loại hợp chất cơ thể không hấp thụ từ hệ tiêu hóa. Chất xơ có nhiều lợi ích: hút nước, nhờ thế thức ăn nở ra, gây cảm giác no bụng, kích thích lưu thông máu và nhu động ruột, tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của quần thể vi khuẩn có ích trong ruột.
Cần uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày) để tránh bị táo bón. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra chất xơ trong thực đơn còn thực hiện hàng loạt chức năng khác. Việc hấp thụ thức ăn giầu thành phần này phát huy tác dụng ngăn ngừa tình trạng vọt đường trong máu, yếu tố quan trọng trong phòng chống bệnh tiểu đường. Nhờ khả năng hấp thụ axit mật trong ruột và gia tăng số lượng cholesterol đào thải khỏi cơ thể - chất xơ phát huy tác dụng phòng ngừa xơ vữa thành mạch. Nó cũng nâng cao khả năng đề kháng chung và bảo vệ cơ thể trước sự xuất hiện của một số bệnh ung thư, thí dụ ung thư đại tràng.
2. Chất xơ trong thực đơn cần có nguồn gốc từ những sản phẩm ngũ cốc chưa tinh chế, rau xanh, hoa quả và các thực vật khô có nốt sần. Các sản phẩm giàu chất xơ bao gồm: gạo lứt, khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan, rau xanh (cải bắp, cà rốt, súp lơ…) và hoa quả (chuối, bưởi, cam, mật sấy khô…).
3. Cần uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày). Tốt nhất nên uống nước đun sôi để nguội, nước khoáng hoặc nước chè pha loãng.
4. Hàng ngày nên tập thể dục (trường hợp không có điều kiện hoạt động thể thao có thể đi bộ và thực hiện các bài tập cơ bụng).
5. Nên có thực phẩm giầu men tiêu hóa (dưa chua, cà muối, sữa chua…) trong thực đơn. Thực phẩm giầu men tiêu hóa là nguồn bổ sung vi khuẩn lên men trong đại tràng, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dư thừa, tác động lên quá trình điều chỉnh chức năng ruột và trạng thái sức khỏe toàn cơ thể. Vào thời điểm hoạt động của ruột bị rối loạn, trạng thái cân bằng này có thể bị chao đảo. Các chủng vi khuẩn trong men tiêu hóa có khả năng tiêu diệt quần thể vi khuẩn gây bệnh trong men tiêu hóa còn làm gia tăng trọng lượng phân và thúc đẩy nhu động ruột, tức chống lại táo bón.
Gia tăng số lượng chất xơ bằng cách nào?
1. Hãy chọn những sản phẩm giầu chất xơ tự nhiên: khoai lang, khoai tây, gạo lứt…
2. Hàng ngày ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp, các món ăn chế biến từ thịt (nhất là thịt mỡ) và hạn chế bánh ngọt (nhất là sôcôla).