"Chung quy lại: không có ghẻ không có thẻ sinh viên!”
Cách đây không lâu, Loan Anh (phòng 410 nhà D, KTX Ngoại ngữ) mang thắc mắc lên diễn đàn trường: “Vấn đề nước sạch trong KTX D4 hiện nay đang rất được quan tâm. Mặc dù đã có kết quả kiểm tra mẫu nước được gửi về. Kết quả cho thấy nước được sinh viên trong KTX dùng là nước sạch, không có hiện tượng gì đáng ghi ngờ. Nhưng thực tế cho thấy, nước vẫn có mùi tanh, vẫn có màu vàng, vẫn có những con giun nhỏ. Đa số sinh viên dùng nước phải lọc”.
Thỉnh thoảng, ban quản lý (BQL) đi kiểm tra, yêu cầu tháo vải lọc trên vòi nước. Nhưng tháo vải lọc ra thì nước có vẩn đục, giun theo dòng nước chảy ra. Càng lấy vải buộc vào vòi nước để lọc nước thì giun càng nhiều trong ống dẫn nước. BQL có cách gì để làm sạch nước hơn không !?”
Loan Anh bày tỏ, nhưng cô nàng cũng không nhận được câu trả lời của những người trong BQL hay nhà chức trách có thẩm quyền nào mà chỉ có SV vào chia sẻ, động viên nhau.
Nhiều người là cựu sinh viên đã ra trường nhiều năm nên cũng không lấy làm bất ngờ vì chất lượng nước trong kí túc. Thái Hoàng (cựu SV ĐH Hà Nội) nói vui: “Mình cũng đã ở D4 bốn năm và cũng từng buồn vui với nước, với giun...Có giun để thêm chất đạm, còn nước tuy vàng nhưng còn hơn không có...Ra trường từ năm 2002, đến nay vẫn nghe được tin này”. Thuận Vinh (cựu SV ĐH Hà Nội) cũng cùng quan điểm với Hoàng: “Tôi ra trưởng năm 1996, thưởng thức món đó mãi rồi nhưng cũng chả chán! Chung quy lại: không có ghẻ không có thẻ sinh viên!”
Kí túc xá Học viện Báo chí vì quá đông nên thường xuyên mất nước vì quá tải. Chẳng thế mà một đợt Ban quản lí (BQL) chỉ cấp nước theo giờ lúc sáng và tầm mọi người đi tắm, thường là từ 7-9h sáng và 5-7h chiều. Các phòng phải mua một chiếc thùng loại 50- 100 lít để chứa nước dùng dần.
Hương Giang, sinh viên năm 3 chia sẻ: "Có hôm nước có mùi lạ lắm, vừa tanh lại hăng hăng. Bây giờ bắt đầu vào mùa đông còn đỡ đấy, chứ mùa hè thì thiếu nước trầm trọng”. Còn với nhiều sinh viên, nhắc tới nước sinh hoạt là lại rùng mình, bởi nó quá bẩn và mất vệ sinh. Thế Khánh (ĐH Công đoàn) kể lại: “Nước trong kí túc trước kia cũng thỉnh thoảng mới đóng cặn, nước chảy về có rêu. Bây giờ thì hễ đi đánh răng hay tắm mà bật nước ra là thấy mấy em giun nhỏ, loăng quăng trong chậu nước rồi. Cả phòng mình đứa nào cũng sợ nhưng vẫn phải dùng vì làm gì còn phương án nào khác nữa. Có mấy đứa dị ứng, viêm da nổi mẩn hết cả lên, mấy thằng phòng mình còn đùa “Tốt nhất là không tắm, không đánh răng nữa. Phương án cuối cùng là buộc một mảnh vài ở vòi nước để lọc”.
"Ai dùng nước máy thì xuống tầng 1"
Ở trọ, SV sinh hoạt thoải mái hơn nhưng vấn đề nước cũng luôn là điểm nóng. Có nhiều bạn, vì để tiết kiệm chi phí nên đã sống trong những khu trọ rẻ, ở ngoại thành như Đông Ngạc, Nhổn… phải dùng nước giếng khoan.
Nguyễn Thủy (Học viện Báo chí) chia sẻ: “Mình trọ tận dưới Hoàng Mai, Mai Dịch. Giá phòng thì rẻ lắm, ở rộng rãi thoải mái. Nhưng nước sinh hoạt lại là nước giếng khoan, nấu ăn hay đun nước uống đều phải mua nước đóng bình. Mà chất lượng nước đóng bình cũng không đảm bảo vệ sinh”.
Vân Anh (Học viện Khoa học quân sự) thì chia sẻ: “Nước giếng khoan dùng vừa ngang lại có nhiều phèn khiến quần áo dùng một thời gian lại vàng ố. Mình còn không dám mua áo trắng về mặc nữa mà toàn phải mua áo sẫm màu”.
Dù là trọ tại những khu trọ tồi tàn hay cao cấp thì giá nước sinh hoạt vẫn rất cao, giá từ 60-70 nghìn đồng/người/tháng. Thậm chí có nơi thu đến 20 nghìn đồng/người/số nước. Mặc dù phải chịu chi phí cao như vậy nhưng chưa chắc sinh viên đã được dùng nước sạch. Lí do cũng bởi nhiều chủ nhà trọ đặt lợi nhuận lên mà bỏ qua cả vấn đề sức khỏe của người khác.
Văn Sách (ĐH Thương mại) bức xúc kể: “Xóm trọ của mình trước kia dùng toàn bộ nước giếng khoan, không qua bể lọc, nước rất ngang và có váng, nhưng chủ nhà cũng thu 30 nghìn đồng/người/tháng. Sau đó chú ấy bảo nếu muốn dùng nước máy thì sẽ phải đóng 60 nghìn đồng/người/tháng. Dù hơi đắt nhưng ai cũng đồng ý vì dùng nước sạch thích hơn nhiều lại đảm bảo an toàn nữa. Cuối cùng chú ấy mắc một vòi nước ở gầm cầu thang tầng 1 và ra thông báo: “Ai muốn dùng nước máy thì xuống tầng 1 xách!”.
“Vậy là dù có tăng tiền nước lên nhưng bọn mình vẫn phải dùng nước giếng khoan như cũ, bởi chẳng có mấy người hàng ngày vác xô vác chậu đi xách nước máy từ tầng 1 lên tầng 3 tầng 4 cả. Ai chăm lắm cũng chỉ xách được vài ngày thôi, mà cũng chỉ đủ sức xách nước về nấu cơm”.
Mỹ Hạnh (ĐH Công đoàn) cũng vướng vào câu chuyện “dở khóc dở cười” như Sách. Vì chán cảnh xếp hàng đi tắm, quần áo ngả màu như khi ở các khu trọ không khép kín và phải dùng nước giếng khoan, cô bạn đã bỏ ra 1,5 triệu/ tháng để thuê 1 phòng khép kín với lời khẳng định “chắc chắn nước máy thật 100%” của cả chủ nhà lẫn cò đất. Thế nhưng khi về ở thì mới phát hiện “nước máy gì mà vừa có váng vừa có mùi tanh!”.
Câu chuyện nước sạch luôn là vấn đề nóng mà cả phụ huynh lẫn sinh viên quan tâm, bởi nước có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đối với sức khỏe. Câu nói vui của cánh sinh viên đi ở trọ và trong ktx “không có ghẻ không có thẻ sinh viên” khiến nhiều người trăn trở. Liệu đến bao giờ sinh viên mới không phải than khổ vì nước nữa?
Thỉnh thoảng, ban quản lý (BQL) đi kiểm tra, yêu cầu tháo vải lọc trên vòi nước. Nhưng tháo vải lọc ra thì nước có vẩn đục, giun theo dòng nước chảy ra. Càng lấy vải buộc vào vòi nước để lọc nước thì giun càng nhiều trong ống dẫn nước. BQL có cách gì để làm sạch nước hơn không !?”
Loan Anh bày tỏ, nhưng cô nàng cũng không nhận được câu trả lời của những người trong BQL hay nhà chức trách có thẩm quyền nào mà chỉ có SV vào chia sẻ, động viên nhau.
Nhiều người là cựu sinh viên đã ra trường nhiều năm nên cũng không lấy làm bất ngờ vì chất lượng nước trong kí túc. Thái Hoàng (cựu SV ĐH Hà Nội) nói vui: “Mình cũng đã ở D4 bốn năm và cũng từng buồn vui với nước, với giun...Có giun để thêm chất đạm, còn nước tuy vàng nhưng còn hơn không có...Ra trường từ năm 2002, đến nay vẫn nghe được tin này”. Thuận Vinh (cựu SV ĐH Hà Nội) cũng cùng quan điểm với Hoàng: “Tôi ra trưởng năm 1996, thưởng thức món đó mãi rồi nhưng cũng chả chán! Chung quy lại: không có ghẻ không có thẻ sinh viên!”
Hàng ngày, những sinh viên trong KTX HV Báo chí – Tuyên truyền dùng nước ở bể này để phục vụ cho sinh hoạt…thế nhưng đáy bể chứa toàn rác và rêu.
Kí túc xá Học viện Báo chí vì quá đông nên thường xuyên mất nước vì quá tải. Chẳng thế mà một đợt Ban quản lí (BQL) chỉ cấp nước theo giờ lúc sáng và tầm mọi người đi tắm, thường là từ 7-9h sáng và 5-7h chiều. Các phòng phải mua một chiếc thùng loại 50- 100 lít để chứa nước dùng dần.
Hương Giang, sinh viên năm 3 chia sẻ: "Có hôm nước có mùi lạ lắm, vừa tanh lại hăng hăng. Bây giờ bắt đầu vào mùa đông còn đỡ đấy, chứ mùa hè thì thiếu nước trầm trọng”. Còn với nhiều sinh viên, nhắc tới nước sinh hoạt là lại rùng mình, bởi nó quá bẩn và mất vệ sinh. Thế Khánh (ĐH Công đoàn) kể lại: “Nước trong kí túc trước kia cũng thỉnh thoảng mới đóng cặn, nước chảy về có rêu. Bây giờ thì hễ đi đánh răng hay tắm mà bật nước ra là thấy mấy em giun nhỏ, loăng quăng trong chậu nước rồi. Cả phòng mình đứa nào cũng sợ nhưng vẫn phải dùng vì làm gì còn phương án nào khác nữa. Có mấy đứa dị ứng, viêm da nổi mẩn hết cả lên, mấy thằng phòng mình còn đùa “Tốt nhất là không tắm, không đánh răng nữa. Phương án cuối cùng là buộc một mảnh vài ở vòi nước để lọc”.
"Ai dùng nước máy thì xuống tầng 1"
Ở trọ, SV sinh hoạt thoải mái hơn nhưng vấn đề nước cũng luôn là điểm nóng. Có nhiều bạn, vì để tiết kiệm chi phí nên đã sống trong những khu trọ rẻ, ở ngoại thành như Đông Ngạc, Nhổn… phải dùng nước giếng khoan.
Nguyễn Thủy (Học viện Báo chí) chia sẻ: “Mình trọ tận dưới Hoàng Mai, Mai Dịch. Giá phòng thì rẻ lắm, ở rộng rãi thoải mái. Nhưng nước sinh hoạt lại là nước giếng khoan, nấu ăn hay đun nước uống đều phải mua nước đóng bình. Mà chất lượng nước đóng bình cũng không đảm bảo vệ sinh”.
Vân Anh (Học viện Khoa học quân sự) thì chia sẻ: “Nước giếng khoan dùng vừa ngang lại có nhiều phèn khiến quần áo dùng một thời gian lại vàng ố. Mình còn không dám mua áo trắng về mặc nữa mà toàn phải mua áo sẫm màu”.
Mặc dù được chủ nhà chắc chắn là nước máy “xịn” nhưng nước vẫn có váng, ngả vàng và có mùi tanh.
Những bạn trọ gần ở các khu dân cư có nghĩa trang mới e ngại về chất lượng nước. Thái Liên (CĐ Sư phạm) tâm sự. Cô trọ ở khu Cổ Nhuế, Từ Liêm, gần nhà có một cái nghĩa trang đã xây dựng từ lâu. “Bọn mình không có nước máy dùng mà phải dùng nước giếng khoan từ dưới lòng đất lên, lại không qua bể lọc. Nghĩ tới việc mạch nước ngầm với nghĩa trang là lại rùng mình”.Dù là trọ tại những khu trọ tồi tàn hay cao cấp thì giá nước sinh hoạt vẫn rất cao, giá từ 60-70 nghìn đồng/người/tháng. Thậm chí có nơi thu đến 20 nghìn đồng/người/số nước. Mặc dù phải chịu chi phí cao như vậy nhưng chưa chắc sinh viên đã được dùng nước sạch. Lí do cũng bởi nhiều chủ nhà trọ đặt lợi nhuận lên mà bỏ qua cả vấn đề sức khỏe của người khác.
Văn Sách (ĐH Thương mại) bức xúc kể: “Xóm trọ của mình trước kia dùng toàn bộ nước giếng khoan, không qua bể lọc, nước rất ngang và có váng, nhưng chủ nhà cũng thu 30 nghìn đồng/người/tháng. Sau đó chú ấy bảo nếu muốn dùng nước máy thì sẽ phải đóng 60 nghìn đồng/người/tháng. Dù hơi đắt nhưng ai cũng đồng ý vì dùng nước sạch thích hơn nhiều lại đảm bảo an toàn nữa. Cuối cùng chú ấy mắc một vòi nước ở gầm cầu thang tầng 1 và ra thông báo: “Ai muốn dùng nước máy thì xuống tầng 1 xách!”.
“Vậy là dù có tăng tiền nước lên nhưng bọn mình vẫn phải dùng nước giếng khoan như cũ, bởi chẳng có mấy người hàng ngày vác xô vác chậu đi xách nước máy từ tầng 1 lên tầng 3 tầng 4 cả. Ai chăm lắm cũng chỉ xách được vài ngày thôi, mà cũng chỉ đủ sức xách nước về nấu cơm”.
Mỹ Hạnh (ĐH Công đoàn) cũng vướng vào câu chuyện “dở khóc dở cười” như Sách. Vì chán cảnh xếp hàng đi tắm, quần áo ngả màu như khi ở các khu trọ không khép kín và phải dùng nước giếng khoan, cô bạn đã bỏ ra 1,5 triệu/ tháng để thuê 1 phòng khép kín với lời khẳng định “chắc chắn nước máy thật 100%” của cả chủ nhà lẫn cò đất. Thế nhưng khi về ở thì mới phát hiện “nước máy gì mà vừa có váng vừa có mùi tanh!”.
Câu chuyện nước sạch luôn là vấn đề nóng mà cả phụ huynh lẫn sinh viên quan tâm, bởi nước có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đối với sức khỏe. Câu nói vui của cánh sinh viên đi ở trọ và trong ktx “không có ghẻ không có thẻ sinh viên” khiến nhiều người trăn trở. Liệu đến bao giờ sinh viên mới không phải than khổ vì nước nữa?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét