1. Những biểu hiện nhầm tưởng bệnh khác
- Khi cảm thấy mệt mỏi và chán đời, thường chúng ta không nghĩ đến bệnh thiếu máu. Vẫn tưởng, lỗi tất cả là tâm lý, hoặc tìm kiếm nguyên nhân cảm giác khó chịu trong mệt mỏi vì công việc. Không hiếm trường hợp chúng ta cũng bắt đầu nghi ngờ, thủ phạm đích thực là trầm cảm. Càng tin vào điều đó, nếu thêm vào những gì đã kể còn có khó khăn tập trung tư tưởng, trí nhớ suy giảm, liên tục cảm thấy buổn ngủ, đắng miệng và không có hứng thú làm bất cứ việc gì. Vậy nên thay vì gõ cửa bác sĩ khoa nội, chúng ta tìm kiếm chuyên gia chữa bệnh trầm cảm, hoặc tự hứa, sẽ nghỉ ngơi nghiều hơn, thường xuyên tham gia thể thao và dạo bộ. Lối sống lành mạnh tất nhiên có lợi đối với sức khỏe, tiếc rằng không thể chữa trị bệnh thiếu máu.
2. Nhầm lẫn dấu hiệu thiếu máu với tình trạng thường xuyên đau đầu và chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và ngất xỉu
- Với những triệu chứng thường xuyên đau đầu và chóng mặt, hoa mắt, buôn nôn và ngất xỉu… những người mẫn cảm nghĩ đến những bệnh thần kinh nghiêm trọng. Tiếp theo – với tình trạng đau vòm ngực và khó thở, thậm chí cả khi không làm việc nặng- chúng ta bắt đầu lo sợ, nguyên nhân có thể là do tim. Trái lại chúng ta buộc tội cơ thể viêm nhiễm và kém khả năng đề kháng toàn thân cho tình trạng thường xuyên người hâm hấp sốt. Nếu gắn liền với tất cả triệu chứng đã kể có thêm tình trạng rụng tóc, hay gẫy móng tay, da mặt nhợt nhạt và mẫn cảm với lạnh giá – gần như chắc chắn thủ phạm là bệnh thiếu máu. Tìm gặp bác sĩ là cách tốt nhất để xác định, thực tế có đúng như vậy.
3. Xét nghiệm máu phát hiện sự thật
- Không có cách nào khác chuẩn đoán chính xác hơn bệnh thiếu máu. Về thực tế, liệu có bị bệnh hay không, chúng cứ đầu tiên là số lượng erytrocyt, tức số lượng hồng cầu (ký hiệu RBC hoặc ER trên tờ giấy kết quả xét nghiệm). Con số cụ thể không dưới 4 triệu đơn vị trên 1 mlm khối máu. Cái gọi là hematocryt (ký hiệu HT), tức tỷ lệ hồng cầu/tỷ lệ huyết tương cũng đóng vai trò quan trọng. Không dưới 36 phần trăm. Vấn đề quan trọng tiếp theo là số lượng hemoglobin – nhân tố đảm trách vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể.
4. Với phụ nữ, mức hemoglobin không thể thấp hơn 12g/dl với nam giới – 13,5 g/dl là giới hạn
- Mãi đến khi hemoglobin tụt xuống mức thấp hơn 11 g/dl, chúng ta thường bắt đầu có biểu hiện thiếu máu. Vì thế mỗi năm cần làm xét nghiệm máu tầm soát một lần. Một khi kết quả cho thấy thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm tiếp theo: xác định mức độ sắt trong huyết tương, bởi lẽ tình trạng có thể thiếu hụt nguyên tố này là nguyên nhân thiếu máu hay gặp nhất. Bác sĩ cũng xác định nồng độ vitamin B12 và B9, bởi số lượng thiếu hụt chúng cũng có thể là nguyên nhân thiếu máu.
Khi cảm thấy mệt mỏi và chán đời, thường chúng ta không
nghĩ đến bệnh thiếu máu. (Ảnh minh họa)
5. Thiếu máu thường do thiếu sắt
- Nhìn chung, để xuất hiện hồng cầu, cần phải có sắt. Trường hợp thiếu hụt, sẽ quá ít quân số erytrocyt, thên nữa chúng nhỏ và nhợt nhạt hơn so với hồng cầu khỏe mạnh. Sắt cũng là một trong những thành phần xây dựng hemoglobine, mà thiếu nó máu không thể thực hiện nhiệm vụ cơ bản của mình, tức cung cấp oxy từ phổi cho các cơ quan của cơ thể. Nồng độ sắt trong huyết tương thấp là nguyên nhân 80% các trường hợp bị bệnh thiếu máu.
6. Tuy nhiên không hiếm trường hợp thiếu máu, cho dù cơ thể đủ sắt
- Nguyên nhân mắc bệnh có thể vì thiếu hụt những thành phần khác tham gia tạo máu. Một trong số đó và vitamin B12. Trong trường hợp thiếu máu dạng này nồng độ hemoglobin thường đúng chuẩn, thậm chí có thể do hậu quả thiếu hụt các thành phần khác cần thiếu để duy trì hoạt động của hồng cầu như vitamin B9 (tức axit folic).
7. Bệnh của phụ nữ
- Kết quả nghiên cứu khẳng định, xác suất phụ nữ mắc bệnh thiếu máu 20 lần cao hơn nam giới. Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất: bệnh có thể do hậu quả mất máu trong khi phụ nữ thường xuyên phải gánh chịu (kinh nguyệt). Thứ hai: trong thời gian mang thai và cho con bú cơ thể cần số lượng sắt, vitamin B9 và B12 lớn hơn và họ thường không được cung cấp đầy đủ từ bữa ăn thường nhật. Và nguyên nhân cuối cùng: tỷ lệ phụ nữ giảm béo nhiều hơn hẳn nam giới.
8. Thuốc: Bổ sung thành phần thiếu hụt
- Với trường hợp thiếu máu vì thiếu sắt bác sĩ thường kê đơn thuốc chứa thành phần này. Có thể là dạng viên, dạng thuốc nước hoặc tiêm. Cần biết, viên sắt có lẽ là tân dược duy nhất uống bằng nước can hoặc nước hoa quả khác giầu vitamin C tốt hơn nước đun sôi để nguội. Lý do thành phần này giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Ngoài ra vì môi trường axit tạo điều kiện “thuần hóa” sắt tốt hơn,vì thế không được phép uống viên sắt bằng sữa bò, nước chè hoặc cà phê, bởi chúng sẽ trung hòa dịch tiêu hóa của dạ dày.
- Hiệu quả điều trị bệnh thiếu máu vì thiếu sắt thường xuất hiện rất nhanh, bởi ngay sau một tháng. Tuy nhiên cần phải kéo dài tối thiểu sáu tháng kể từ thời điểm kết quả xét nghiệm máu khẳng định, đã khỏi bệnh.
- Trường hợp nguyên nhân thiếu máu vì thiếu vitamin B6, B9 hoặc B12, liệu pháp chữa trị sẽ dựa trên sự bổ sung những thành phần đó.
9. Ăn thịt tránh thiếu máu
- Để tránh thiếu máu, trước hết cần thay đổi thực đơn. Trong thực đơn mới trước hết cần có sắt và vitamin B12. Sắt có nhiều nhất trong thịt nạc, nội tạng động vật (nhất là gan), hải sản và lòng đỏ trứng gà. Nên nhớ, những sản phẩm như gan động vật, thịt nạc, trứng gà và cá còn rất giầu vitamin B12. Một số ngũ cốc và rau quả như đậu đỗ, lạc vừng,súp lơ cũng khá giầu sắt. Tuy nhiên không dễ thay thế sắt có nguồn gốc động vật bằng nguồn thực vật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét