Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Thời Đường, khách làng chơi trả công cho các cô gái lầu xanh bằng... vải. Cô nào được nhiều vải là cô ấy có đẳng cấp cao. Các ghi chép cổ đại và tiểu thuyết đã đề cập rất nhiều đến cách tính tiền trả cho các cô gái chốn lầu xanh. Trong vở kinh kịch “Ngọc đường xuân”, nàng kỹ nữ Tố Tam có cho biết: Vào thời Đường có rất nhiều cách tiêu tiền, từ lúc lập quốc cho đến lúc mất nước, bao gồm thời đại của Đường Thái tông và Đường Huyền tông, những chính sách trao đổi hàng hóa hầu như không được rõ ràng. Đồng tiền được phát hành rất khó tiêu dùng trong dân gian nên người dân thường sử dụng những đồng tiền do chính mình đúc ra hoặc sử dụng đồng tiền của triều đại trước, khiến việc lưu thông rất phức tạp. Vì vậy, người dân dùng hàng hóa để trao đổi lấy hàng hóa. Đường Huyền tông, Đường Đức tông, Đường Văn tông đều ban hành những sắc lệnh trong đó khuyến khích người dân dùng vải vóc để trao đổi hàng hóa thay cho việc sử dụng đồng tiền. Vì thế, việc khách làng chơi trả phí cho kỹ nữ cũng không phải là ngoại lệ. Nghe kỹ nữ ca hát cũng trả bằng vải, mời kỹ nữ uống rượu cũng trả bằng vải, ở lại qua đêm với kỹ nữ cũng được trả bằng vải. Kỹ nữ nào được nhận nhiều vải tức là người đó có thu nhập cao. Ở thời nhà Minh, để có thể qua đêm với một kỹ nữ nổi tiếng đất Hàng Châu, khách phải trả 300 lạng bạc. Mỗi lần đón khách là 10 lượng bạc. Thế nên vào thời điểm đó, có thế gặp mặt những kỹ nữ danh tiếng phải là công tử hay những thương nhân giàu có với của cải đầy ắp trong tay. Tương truyền tại Hàng Châu có người làm nghề bán dầu, tiết kiệm một năm trời cũng chỉ được 16 lạng bạc nên không đủ để đi lầu xanh. Tại thành Trường An thời nhà Đường có nàng kỹ nữ nổi tiếng “thu phí” 100 lạng bạc của khách làng chơi nếu họ muốn gặp mặt nàng. Nhưng không phải tất cả các kỹ nữ đều có thu nhập “khủng” như vậy. Mỗi khi tiếp khách hay đàn hát, mời rượu khách, các kỹ nữ sẽ căn cứ trên thời gian cháy hết một cây nến để thu tiền của khách. Khi nến cháy hết, khách sẽ phải trả cho kỹ nữ chưa đến một lạng bạc, so với thu nhập của những kỹ nữ nổi tiếng thì đúng là một trời một vực. Nhưng đồng tiền hay vải vóc mà các kỹ nữ kiếm được không phải đều thuộc về họ. Kỹ nữ thường bị bố mẹ bán vào lầu xanh nên họ được coi như một món tài sản của lầu xanh, vì vậy số tiền hay vải vóc của họ cũng sẽ là tài sản của tú bà và họ chỉ được lo cho cái ăn cái mặc, không được nhận bất cứ đồng lương nào. Nhưng quy định này cũng có lỗ hổng, nếu khách làng chơi cho tiền riêng kỹ nữ và các má mì trong lầu xanh không phát hiện ra thì những kỹ nữ này vẫn bí mật giữ lại tiền khách cho làm của cải riêng. Bích Phượng (theo Ifeng)

Thời Đường, khách làng chơi trả công cho các cô gái lầu xanh bằng... vải. Cô nào được nhiều vải là cô ấy có đẳng cấp cao.
Các ghi chép cổ đại và  tiểu thuyết đã đề cập rất nhiều đến cách tính tiền trả cho các cô gái chốn lầu xanh. Trong vở kinh kịch “Ngọc đường xuân”, nàng kỹ nữ Tố Tam có cho biết: Vào thời Đường có rất nhiều cách tiêu tiền, từ lúc lập quốc cho đến lúc mất nước, bao gồm thời đại của Đường Thái tông và Đường Huyền tông, những chính sách trao đổi hàng hóa hầu như không được rõ ràng. Đồng tiền được phát hành rất khó tiêu dùng trong dân gian nên người dân thường sử dụng những đồng tiền do chính mình đúc ra hoặc sử dụng đồng tiền của triều đại trước, khiến việc lưu thông rất phức tạp. Vì vậy, người dân dùng hàng hóa để trao đổi lấy hàng hóa.

Đường Huyền tông, Đường Đức tông, Đường Văn tông đều ban hành những sắc lệnh trong đó khuyến khích người dân dùng vải vóc để trao đổi hàng hóa thay cho việc sử dụng đồng tiền. Vì thế, việc khách làng chơi trả phí cho kỹ nữ cũng không phải là ngoại lệ. Nghe kỹ nữ ca hát cũng trả bằng vải, mời kỹ nữ uống rượu cũng trả bằng vải, ở lại qua đêm với kỹ nữ cũng được trả bằng vải. Kỹ nữ nào được nhận nhiều vải tức là người đó có thu nhập cao.

Ở thời nhà Minh, để có thể qua đêm với một kỹ nữ nổi tiếng đất Hàng Châu, khách phải trả 300 lạng bạc. Mỗi lần đón khách là 10 lượng bạc. Thế nên vào thời điểm đó, có thế gặp mặt những kỹ nữ danh tiếng phải là công tử hay những thương nhân giàu có với của cải đầy ắp trong tay. Tương truyền tại Hàng Châu có người làm nghề bán dầu, tiết kiệm một năm trời cũng chỉ được 16 lạng bạc nên không đủ để đi lầu xanh. Tại thành Trường An thời nhà Đường có nàng kỹ nữ nổi tiếng “thu phí” 100 lạng bạc của khách làng chơi nếu họ muốn gặp mặt nàng.
Nhưng không phải tất cả các kỹ nữ đều có thu nhập “khủng” như vậy. Mỗi khi tiếp khách hay đàn hát, mời rượu khách, các kỹ nữ sẽ căn cứ trên thời gian cháy hết một cây nến để thu tiền của khách. Khi nến cháy hết, khách sẽ phải trả cho kỹ nữ chưa đến một lạng bạc, so với thu nhập của những kỹ nữ nổi tiếng thì đúng là một trời một vực.
Nhưng đồng tiền hay vải vóc mà các kỹ nữ kiếm được không phải đều thuộc về họ. Kỹ nữ thường bị bố mẹ bán vào lầu xanh nên họ được coi như một món tài sản của lầu xanh, vì vậy số tiền hay vải vóc của họ cũng sẽ là tài sản của tú bà và họ chỉ được lo cho cái ăn cái mặc, không được nhận bất cứ đồng lương nào. Nhưng quy định này cũng có lỗ hổng, nếu khách làng chơi cho tiền riêng kỹ nữ và các má mì trong lầu xanh không phát hiện ra thì những kỹ nữ này vẫn bí mật giữ lại tiền khách cho làm của cải riêng.
Bích Phượng (theo Ifeng)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger