Những con người đi làm công việc đẻ thuê, chấp nhận mang thiên chức trời ban biến thành một món hàng hóa.
Khi phải xa lìa đứa con đã mang nặng đẻ đau, người phụ nữ nào chẳng đau xót nhưng với những người phụ nữ đi đẻ thuê, có lẽ họ đã làm quen với những nỗi đau đó. Họ chấp nhận tất cả sự buồn tủi, cay đắng, đớn đau mà công việc “đẻ thuê” mang tới. Ngẫm cho cùng, con người mãi vẫn chỉ quay cuồng với sự mưu sinh. Những người phụ nữ đẻ thuê cũng vậy, cố nén lòng mình lại để đi tìm sự sống cho mình…
Cuộc sống cơ cực và cách giải quyết miễn cưỡng
“Nếu như cứ đủ ăn, đủ mặc thì chắc sẽ chẳng có người phụ nữ nào điên dại đi đẻ thuê hộ người khác”. Đây là lời khẳng định của một người phụ nữ đã thành công với hai lần đi “cho thuê tử cung”. Với người đàn bà đã hai lần đi đẻ thuê này, có lẽ mọi cung bậc đắng cay đều đã trải qua. Những nỗi đau đều đã được chôn chặt vào tận cùng sâu thẳm trong trái tim nhưng khi nghĩ lại, nhớ về hai lần trao đứa con đứt ruột đẻ ra cho người khác, người đàn bà này cũng không thể nào đủ bình tĩnh để giữ vững lòng mình.
Thảo vốn là một người phụ nữ đã có chồng và hai con. Sống ở một làng quê nghèo của tỉnh Hưng Yên, kinh tế gia đình khó khăn, chồng làm phu hồ vất vả, thu nhập kém nên Thảo quyết định tìm ra Hà Nội để kiếm sống. Là một người phụ nữ nông thôn chân chất nên khi ra tới thành phố, Thảo gặp không ít khó khăn trong công việc. Chật vật tìm việc ở khắp các quán cơm, rồi đến làm tạp vụ nhưng số tiền Thảo kiếm được cũng chẳng đáng là bao. Dù kiệt sức tiết kiệm, mỗi tháng Thảo cũng chỉ để ra được vài trăm nghìn để gửi về quê giúp chồng thêm thắt chi phí nuôi con.
Rồi Thảo được một người cùng quê giới thiệu cho công việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Công việc không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi nhiều thời gian, tuy nhiên, với khoản lương gần 3 triệu đồng, với Thảo chừng đó đã là quá đủ. Cùng sinh hoạt với bệnh nhân, ăn uống, chăm sóc, trừ tất cả các khoản tiền chi tiêu cá nhân, mỗi tháng, Thảo cũng để ra được gần 2 triệu, một số tiền đủ để lo cho hai con ở quê. Làm ở bệnh viện một thời gian, Thảo dần dần làm quen với môi trường sống nơi phố thị.
Cô dần tìm được những công việc làm thêm, kiếm được thêm tiền nên cuộc sống cũng có phần vơi bớt đi vất vả. Tuy nhiên, khi cuộc sống gia đình Thảo dần ổn định thì tai họa ập đến. Chồng Thảo bỗng nhiên đổ bệnh nặng không thể làm việc. Chồng không còn kiếm được tiền nên kinh tế gia đình Thảo lại đi rơi vào cảnh khó khăn. Chi phí ăn học của các con ngày càng nhiều khi chúng dần học lên cao. Sức lực của một người đàn bà yếu ớt như Thảo dù đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể nào cáng đáng nổi việc nuôi hai con cùng một chồng đau ốm.
Biết rằng không thể ở nhà trông đợi vào mấy sào ruộng, Thảo quyết định gửi con cho ông bà nội trông giúp để tiếp tục ra thành phố kiếm việc làm. Vẫn là công việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, nhưng lần này Thảo phải cố gắng làm việc nhiều hơn để lương cao hơn mới có thể đủ cho các chi phí trong gia đình. Tuy nhiên, dù đã cố gắng lăn lộn, chạy ngược xuôi nhưng khoản lương của Thảo vẫn chỉ có thế và chừng đó là không đủ để lo thuốc thang cho chồng cũng như tiền ăn học cho con.
Hơn nữa, khi chồng đổ bệnh, gia đình Thảo đã phải đi vay gần 100 triệu để chạy chữa. Nay bệnh tình chỉ thuyên giảm đôi chút, chồng nằm một chỗ, mọi gánh nặng đều đổ dồn lên đôi vai Thảo. Đang trong lúc bí bách muốn kiếm thật nhiều tiền, chí ít cũng đủ để trả các khoản nợ, Thảo được một người trong bệnh viện môi giới đến “dịch vụ đẻ thuê”.
Ban đầu, khi mới nghe thấy loại hình dịch vụ này, Thảo cảm thấy choáng váng vô cùng. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến bây giờ, Thảo mới nghe thấy một kiểu “làm thuê” lạ đời đến như vậy. Cô thắc mắc rất nhiều vấn đề, nào là sinh con thuê là ra sao? Liệu có phải là mang đứa con mình sinh bán cho người khác?... Tất cả điều đó dồn dập trong suy nghĩ khiến Thảo hết sức phân vân. Tuy nhiên, khi được nghe giải thích về việc, mình chỉ đóng vai trò “cho thuê tử cung” để phôi thai của người khác vào.
Thực chất việc đẻ thuê chỉ là mang thai hộ những người không có khả năng thụ thai. Thảo nghe rồi dần hiểu, sự choáng váng, phân vân cũng dần giảm bớt. Tuy nhiên, yếu tố thuyết phục Thảo hơn cả là khoản tiền 50 triệu cho hợp đồng đẻ thuê đó. Khoản tiền này sẽ gánh vác một phần lớn trong gánh nặng nợ nần của gia đình. Thảo cảm thấy việc đẻ thuê đáng để mình phải suy nghĩ, cân đo, tính toán. Và rồi, khi Thảo chẳng còn tìm ra cách nào khác để kiếm tiền, cô đã chấp nhận ký tên vào bản hợp đồng đẻ thuê như một cách để giải quyết bế tắc.
Bản hợp đồng đẻ thuê của Thảo được ký kết một cách nhanh chóng. Sau khi mọi thủ tục pháp lý đã xong xuôi, Thảo bắt đầu phải chính thức nhập viện để làm cách xét nghiệm cũng như điều trị để chuẩn bị cho việc sinh con. Khi chấp nhận bản hợp đồng đẻ thuê, điều làm Thảo lo lắng nhất đó chính là việc, những ngày tháng cô mang bầu rồi sinh nở, ai sẽ là người làm việc để kiếm tiền cho các con. Tuy nhiên, phía gia đình thuê Thảo mang bầu cũng biết được điều này.
Để Thảo thực sự an tâm trong quá trình mang thai, gia đình này đã đưa cho Thảo mỗi tháng 1,5 triệu, ngoài tiền hợp đồng để gửi về cho gia đình nuôi con và thuốc thang cho chồng. Mọi công việc tiến hành điều trị đối với Thảo diễn ra rất thuận lợi. Với việc đã sinh nở hai lần thành công nên quá trình ghép phôi để thụ thai cho Thảo không hề gặp bất kỳ sự trục trặc nào. Không còn phải làm việc vất vả, mỗi tháng có một khoản lương, rồi tương lai sẽ có một khoản tiền khá lớn để lo trả nợ, Thảo dường như cảm thấy việc mình đi đẻ thuê cũng có phần “lợi” nào đó.
Những ngày tháng mang bầu đối với Thảo thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng từ ngày Thảo mang bầu, cô cũng không còn về quê như trước. Thảo nghĩ rằng, khi mọi việc xong xuôi, cô sẽ trở về, vì nếu như trở về gia đình lúc đang mang bầu to sẽ chẳng biết giải thích với gia đình như thế nào. Chính vì lẽ đó, từ ngày bụng bầu to dần cũng là lúc Thảo phải sống cách biệt và bí ẩn đối với những người thân quen.
Thảo dường như biến mất khỏi cuộc sống của những người thân. Muốn gặp Thảo chỉ có thể liên lạc qua điện thoại. Đôi lúc, chồng và gia đình có gọi cho Thảo hỏi rằng sao lâu không thấy về quê dù giữa Hà Nội và Hưng Yên chỉ có vài chục cây số. Mỗi khi gặp những câu hỏi như vậy, Thảo thường lấy lý do là quá bận với công việc không thể về được. Điều duy nhất Thảo có thể làm mỗi khi nhớ con đó là gọi điện và hàng tháng đều đặn gửi tiền về quê cho chồng.
Thời gian 9 tháng mang bầu cũng trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc Thảo đã trở dạ và chuẩn bị sinh. Khi bước vào phòng sinh, những người xung quanh Thảo đều rất xa lạ. Họ là những người trong gia đình đã thuê Thảo mang bầu. Những lần sinh con trước, xung quanh Thảo đều có chồng, cha mẹ rồi cả anh em, nhưng bây giờ khi phải đối diện với việc vượt cạn, cô chỉ có một mình. Sự tủi thân dâng trào trong Thảo, dường như nó đã át cả đi những cơn đau xé ruột của một người trước khi sinh.
Nằm trên bàn sinh, dù đứa con trong bụng sắp ra đời nhưng Thảo chỉ cảm thấy sự buồn tủi. Thảo nghĩ mình đã làm một việc trái với luân thường, đạo lý. Cô cảm thấy mình là một người phụ nữ thật không xứng đáng làm mẹ. Thảo tự cảm thấy xấu hổ với bản thân, với chồng, với con, với tất cả mọi người và thấy xấu hổ với chính những bác sĩ chuẩn bị đỡ để cho cô. Mọi suy nghĩ đó cứ luẩn quẩn trong suy nghĩ của Thảo và chỉ đến khi, cơn đau quặn quại trước khi sinh lấn át thì cô mới không còn bị phân tâm nữa.
Khi đứa trẻ trong bụng của Thảo cất tiếng khóc chào đời, Thảo rộn lên một niềm hạnh phúc. Sản phẩm tuyệt vời của thế gian đã được Thảo sinh ra sau những ngày tháng nặng nhọc rất kháu khỉnh và đáng yêu. Tuy nhiên, những cảm xúc đó cũng chỉ diễn ra trong giây lát khi, chỉ vài phút sau khi đứa bé ra đời, phía gia đình thuê Thảo đã đón nhận ngay lập tức. Thảo chẳng kịp nhìn đứa con của mình một phút ngay sau khi sinh. Cô nằm trơ trọi trên giường bệnh, ngóng chờ mỗi khi đến giờ ăn, y tá sẽ bế đứa nhỏ đến, sau đó, hai mẹ con Thảo lại xa lìa không được ấp ủ.
Khi cầm trên tay khoản tiền vài chục triệu như hợp đồng, những giọt nước mắt đã lăn dài trên đôi mắt của Thảo. Dù biết rằng, đứa con kia chỉ là kết quả của một công trình thụ tinh nhân tạo nhưng Thảo vẫn cảm thấy rất chua xót. Cô phải xa lìa đứa con do chính mình sinh ra, một điều mà không có người phụ nữ nào mong muốn.
Nhưng rồi mọi chuyện cũng phải diễn ra theo sự sắp đặt. Thảo phải xa lìa đứa nhỏ mà mình đã mang nặng đẻ đau. Khi những bước chân phía gia đình kia biến mất ở đằng xa cũng là lúc Thảo biết rằng, từ bây giờ cô sẽ chẳng còn được gặp đứa bé đó nữa. Cô sẽ vĩnh viễn không được đứa bé kia gọi một tiếng là mẹ. Nhưng đó là sự thật, một sự thật dù Thảo đã chuẩn bị rất kỹ trong những ngày mang bầu, cô vẫn cảm thấy chua xót và đau đớn tột cùng.
Cuộc sống cơ cực và cách giải quyết miễn cưỡng
“Nếu như cứ đủ ăn, đủ mặc thì chắc sẽ chẳng có người phụ nữ nào điên dại đi đẻ thuê hộ người khác”. Đây là lời khẳng định của một người phụ nữ đã thành công với hai lần đi “cho thuê tử cung”. Với người đàn bà đã hai lần đi đẻ thuê này, có lẽ mọi cung bậc đắng cay đều đã trải qua. Những nỗi đau đều đã được chôn chặt vào tận cùng sâu thẳm trong trái tim nhưng khi nghĩ lại, nhớ về hai lần trao đứa con đứt ruột đẻ ra cho người khác, người đàn bà này cũng không thể nào đủ bình tĩnh để giữ vững lòng mình.
Thảo vốn là một người phụ nữ đã có chồng và hai con. Sống ở một làng quê nghèo của tỉnh Hưng Yên, kinh tế gia đình khó khăn, chồng làm phu hồ vất vả, thu nhập kém nên Thảo quyết định tìm ra Hà Nội để kiếm sống. Là một người phụ nữ nông thôn chân chất nên khi ra tới thành phố, Thảo gặp không ít khó khăn trong công việc. Chật vật tìm việc ở khắp các quán cơm, rồi đến làm tạp vụ nhưng số tiền Thảo kiếm được cũng chẳng đáng là bao. Dù kiệt sức tiết kiệm, mỗi tháng Thảo cũng chỉ để ra được vài trăm nghìn để gửi về quê giúp chồng thêm thắt chi phí nuôi con.
Ảnh minh hoạ.
Rồi Thảo được một người cùng quê giới thiệu cho công việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Công việc không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi nhiều thời gian, tuy nhiên, với khoản lương gần 3 triệu đồng, với Thảo chừng đó đã là quá đủ. Cùng sinh hoạt với bệnh nhân, ăn uống, chăm sóc, trừ tất cả các khoản tiền chi tiêu cá nhân, mỗi tháng, Thảo cũng để ra được gần 2 triệu, một số tiền đủ để lo cho hai con ở quê. Làm ở bệnh viện một thời gian, Thảo dần dần làm quen với môi trường sống nơi phố thị.
Cô dần tìm được những công việc làm thêm, kiếm được thêm tiền nên cuộc sống cũng có phần vơi bớt đi vất vả. Tuy nhiên, khi cuộc sống gia đình Thảo dần ổn định thì tai họa ập đến. Chồng Thảo bỗng nhiên đổ bệnh nặng không thể làm việc. Chồng không còn kiếm được tiền nên kinh tế gia đình Thảo lại đi rơi vào cảnh khó khăn. Chi phí ăn học của các con ngày càng nhiều khi chúng dần học lên cao. Sức lực của một người đàn bà yếu ớt như Thảo dù đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể nào cáng đáng nổi việc nuôi hai con cùng một chồng đau ốm.
Biết rằng không thể ở nhà trông đợi vào mấy sào ruộng, Thảo quyết định gửi con cho ông bà nội trông giúp để tiếp tục ra thành phố kiếm việc làm. Vẫn là công việc chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, nhưng lần này Thảo phải cố gắng làm việc nhiều hơn để lương cao hơn mới có thể đủ cho các chi phí trong gia đình. Tuy nhiên, dù đã cố gắng lăn lộn, chạy ngược xuôi nhưng khoản lương của Thảo vẫn chỉ có thế và chừng đó là không đủ để lo thuốc thang cho chồng cũng như tiền ăn học cho con.
Hơn nữa, khi chồng đổ bệnh, gia đình Thảo đã phải đi vay gần 100 triệu để chạy chữa. Nay bệnh tình chỉ thuyên giảm đôi chút, chồng nằm một chỗ, mọi gánh nặng đều đổ dồn lên đôi vai Thảo. Đang trong lúc bí bách muốn kiếm thật nhiều tiền, chí ít cũng đủ để trả các khoản nợ, Thảo được một người trong bệnh viện môi giới đến “dịch vụ đẻ thuê”.
Ban đầu, khi mới nghe thấy loại hình dịch vụ này, Thảo cảm thấy choáng váng vô cùng. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến bây giờ, Thảo mới nghe thấy một kiểu “làm thuê” lạ đời đến như vậy. Cô thắc mắc rất nhiều vấn đề, nào là sinh con thuê là ra sao? Liệu có phải là mang đứa con mình sinh bán cho người khác?... Tất cả điều đó dồn dập trong suy nghĩ khiến Thảo hết sức phân vân. Tuy nhiên, khi được nghe giải thích về việc, mình chỉ đóng vai trò “cho thuê tử cung” để phôi thai của người khác vào.
Thực chất việc đẻ thuê chỉ là mang thai hộ những người không có khả năng thụ thai. Thảo nghe rồi dần hiểu, sự choáng váng, phân vân cũng dần giảm bớt. Tuy nhiên, yếu tố thuyết phục Thảo hơn cả là khoản tiền 50 triệu cho hợp đồng đẻ thuê đó. Khoản tiền này sẽ gánh vác một phần lớn trong gánh nặng nợ nần của gia đình. Thảo cảm thấy việc đẻ thuê đáng để mình phải suy nghĩ, cân đo, tính toán. Và rồi, khi Thảo chẳng còn tìm ra cách nào khác để kiếm tiền, cô đã chấp nhận ký tên vào bản hợp đồng đẻ thuê như một cách để giải quyết bế tắc.
Bản hợp đồng đẻ thuê của Thảo được ký kết một cách nhanh chóng. Sau khi mọi thủ tục pháp lý đã xong xuôi, Thảo bắt đầu phải chính thức nhập viện để làm cách xét nghiệm cũng như điều trị để chuẩn bị cho việc sinh con. Khi chấp nhận bản hợp đồng đẻ thuê, điều làm Thảo lo lắng nhất đó chính là việc, những ngày tháng cô mang bầu rồi sinh nở, ai sẽ là người làm việc để kiếm tiền cho các con. Tuy nhiên, phía gia đình thuê Thảo mang bầu cũng biết được điều này.
Để Thảo thực sự an tâm trong quá trình mang thai, gia đình này đã đưa cho Thảo mỗi tháng 1,5 triệu, ngoài tiền hợp đồng để gửi về cho gia đình nuôi con và thuốc thang cho chồng. Mọi công việc tiến hành điều trị đối với Thảo diễn ra rất thuận lợi. Với việc đã sinh nở hai lần thành công nên quá trình ghép phôi để thụ thai cho Thảo không hề gặp bất kỳ sự trục trặc nào. Không còn phải làm việc vất vả, mỗi tháng có một khoản lương, rồi tương lai sẽ có một khoản tiền khá lớn để lo trả nợ, Thảo dường như cảm thấy việc mình đi đẻ thuê cũng có phần “lợi” nào đó.
Những ngày tháng mang bầu đối với Thảo thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng từ ngày Thảo mang bầu, cô cũng không còn về quê như trước. Thảo nghĩ rằng, khi mọi việc xong xuôi, cô sẽ trở về, vì nếu như trở về gia đình lúc đang mang bầu to sẽ chẳng biết giải thích với gia đình như thế nào. Chính vì lẽ đó, từ ngày bụng bầu to dần cũng là lúc Thảo phải sống cách biệt và bí ẩn đối với những người thân quen.
Thảo dường như biến mất khỏi cuộc sống của những người thân. Muốn gặp Thảo chỉ có thể liên lạc qua điện thoại. Đôi lúc, chồng và gia đình có gọi cho Thảo hỏi rằng sao lâu không thấy về quê dù giữa Hà Nội và Hưng Yên chỉ có vài chục cây số. Mỗi khi gặp những câu hỏi như vậy, Thảo thường lấy lý do là quá bận với công việc không thể về được. Điều duy nhất Thảo có thể làm mỗi khi nhớ con đó là gọi điện và hàng tháng đều đặn gửi tiền về quê cho chồng.
Thời gian 9 tháng mang bầu cũng trôi qua thật nhanh, chẳng mấy chốc Thảo đã trở dạ và chuẩn bị sinh. Khi bước vào phòng sinh, những người xung quanh Thảo đều rất xa lạ. Họ là những người trong gia đình đã thuê Thảo mang bầu. Những lần sinh con trước, xung quanh Thảo đều có chồng, cha mẹ rồi cả anh em, nhưng bây giờ khi phải đối diện với việc vượt cạn, cô chỉ có một mình. Sự tủi thân dâng trào trong Thảo, dường như nó đã át cả đi những cơn đau xé ruột của một người trước khi sinh.
Nằm trên bàn sinh, dù đứa con trong bụng sắp ra đời nhưng Thảo chỉ cảm thấy sự buồn tủi. Thảo nghĩ mình đã làm một việc trái với luân thường, đạo lý. Cô cảm thấy mình là một người phụ nữ thật không xứng đáng làm mẹ. Thảo tự cảm thấy xấu hổ với bản thân, với chồng, với con, với tất cả mọi người và thấy xấu hổ với chính những bác sĩ chuẩn bị đỡ để cho cô. Mọi suy nghĩ đó cứ luẩn quẩn trong suy nghĩ của Thảo và chỉ đến khi, cơn đau quặn quại trước khi sinh lấn át thì cô mới không còn bị phân tâm nữa.
Khi đứa trẻ trong bụng của Thảo cất tiếng khóc chào đời, Thảo rộn lên một niềm hạnh phúc. Sản phẩm tuyệt vời của thế gian đã được Thảo sinh ra sau những ngày tháng nặng nhọc rất kháu khỉnh và đáng yêu. Tuy nhiên, những cảm xúc đó cũng chỉ diễn ra trong giây lát khi, chỉ vài phút sau khi đứa bé ra đời, phía gia đình thuê Thảo đã đón nhận ngay lập tức. Thảo chẳng kịp nhìn đứa con của mình một phút ngay sau khi sinh. Cô nằm trơ trọi trên giường bệnh, ngóng chờ mỗi khi đến giờ ăn, y tá sẽ bế đứa nhỏ đến, sau đó, hai mẹ con Thảo lại xa lìa không được ấp ủ.
Khi cầm trên tay khoản tiền vài chục triệu như hợp đồng, những giọt nước mắt đã lăn dài trên đôi mắt của Thảo. Dù biết rằng, đứa con kia chỉ là kết quả của một công trình thụ tinh nhân tạo nhưng Thảo vẫn cảm thấy rất chua xót. Cô phải xa lìa đứa con do chính mình sinh ra, một điều mà không có người phụ nữ nào mong muốn.
Nhưng rồi mọi chuyện cũng phải diễn ra theo sự sắp đặt. Thảo phải xa lìa đứa nhỏ mà mình đã mang nặng đẻ đau. Khi những bước chân phía gia đình kia biến mất ở đằng xa cũng là lúc Thảo biết rằng, từ bây giờ cô sẽ chẳng còn được gặp đứa bé đó nữa. Cô sẽ vĩnh viễn không được đứa bé kia gọi một tiếng là mẹ. Nhưng đó là sự thật, một sự thật dù Thảo đã chuẩn bị rất kỹ trong những ngày mang bầu, cô vẫn cảm thấy chua xót và đau đớn tột cùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét