Chưa kể các nhà nghiên cứu ở Áo còn cho biết phái nữ nếu bị bệnh vẫn có số ngày điều trị nội trú cũng như thời gian hồi phục ngắn hơn quý ông!
Chuyện gì cũng có lý do
Muốn tìm hiểu lý do tại sao đàn ông lại yếu chỉ cần xem cách phòng và trị bệnh của phái nữ. Trái với thói quen e thẹn, trong bệnh tật nữ giới thường nói ngay, thậm chí kể lể rất thường về chuyện đau yếu với nhiều người, từ bạn đời, thân nhân, đồng nghiệp cho đến... người lạ! Chính nhờ chiến thuật chia sẻ khéo léo và liên tục mà quý bà, quý cô vừa pha loãng nỗi lo, vừa góp vốn cho sức chịu đựng.
Cũng vì khôn khéo áp dụng chiến thuật mượn sức mạnh của quần chúng mà 80% bệnh nhân nữ theo đuổi liệu pháp với tinh thần kỷ luật cao độ. Hay hơn nữa là không dưới 70% bệnh nhân tuy mang tiếng liễu yếu đào tơ nhưng cương quyết trị bệnh theo kiểu “không hết không về”.
Trái lại, phần lớn đàn ông lại chọn thái độ “im lặng là vàng” khi phát hiện chàng đây không còn khỏe như xưa. Vàng đâu không thấy, chỉ thấy sau đó bán vàng để tìm thầy chạy thuốc vì quá trễ!
Không có gì khó hiểu nếu đàn ông hễ bệnh thường bệnh nặng hơn. Theo nhiều chuyên gia ngành ứng xử, nhiều ông vì định kiến “ta đây còn lâu mới bệnh” đã tự đưa mình vào ngõ cụt do không thể thành thật bộc lộ nỗi lo dù biết rõ thương tích đầy mình.
Thầy thuốc ở Đại học Vienna (Áo) đã chứng minh:
* Chỉ 20% trong số quý ông thông báo ngay cho người thân về kết quả chẩn đoán bi quan.
* Không dưới 30% bệnh nhân đàn ông phủ nhận kết quả định bệnh lần đầu cho dù thầy thuốc hoàn toàn chắc chắn về chẩn đoán.
* Tối thiểu 60% người bệnh thuộc giới mày râu thậm chí không tuân thủ việc trị bệnh dù đã được giải thích tận tường về hậu quả của bệnh.
* 70% bệnh nhân thuộc phái mạnh không chấp hành đúng y lệnh, nhất là lệnh tái khám.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét