Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Những mẫu giày dép đẹp mắt trong tuần lễ thời trang New York

Hãy cùng lướt qua tuần lễ thời trang New York xuân hè 2012 và chiêm ngưỡng những mẫu giày dép mốt nhất của năm 2012.
 


3.1 Phillip Lim

Alexander Wang

Alice + Olivia

Altuzarra

BCBG Max Azria

Cushnie et Ochs

Donna Karan

Diane von Furstenberg

Elie Tahari

Helmut Lang

Carolina Herrera

L.A.M.B

Nanette Lepore

Monique Lhuillier

Narciso Rodriguez

Prabal Gurung

Rag & Bone

Rodarte

Christian Louboutin thiết kế cho BST Victoria Beckham

Vera Wang

Tommy Hilfiger
 
Vĩnh Ngọc (Tổng hợp)

Lưu ý khi dùng thuốc tại chỗ vùng răng miệng

Các thuốc này có thể chia thành hai loại: thuốc làm sạch răng miệng và thuốc chữa bệnh ở răng miệng cũng như một số vùng liên quan hầu, họng, lưỡi…
Các thuốc chữa bệnh ở răng miệng
Thành phần thường có các kháng sinh, chất sát khuẩn, gây tê, giảm đau, làm dịu. Đa số thuốc pha chế dưới dạng thuốc phun mù (kỹ thuật dùng có khó hơn), cũng có thể dạng viên ngậm, dung dịch, gel (dễ dùng và rẻ tiền hơn). Tuy nhiên không dùng dạng phun mù cho trẻ nhỏ do khó dùng, do trẻ nhỏ dễ bị nhạy cảm với thuốc. Các thuốc thường dùng:
Arphacollutoire: Thành phần gồm bezodiceinum bromid, natri acetazol có tính sát khuẩn, amylein có tính gây tê, giảm đau. Dùng dưới dạng khí dung, sát khuẩn, gây tê tại chỗ trong các bệnh cấp tính khi bị viêm ở xoang miệng, họng, hầu hạnh nhân. Không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi (vì trẻ nhỏ dễ nhạy cảm với thuốc)
Hexapspray:Thành phần có biclotymol có tính sát khuẩn. Dùng sát khuẩn khi bị viêm miệng, tai mũi họng dưới dạng thuốc phun mù hay thuốc viên ngậm. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng trẻ sơ sinh có dạng thuốc siro phối hợp biclotymol với paracetamol dùng khi bị ho.
Angispray: Thành phần có hexetidin, acid propionic có tính chống nấm, sát khuẩn và chlorobutanol có tính gây tê nhẹ, giảm đau. Dùng chống nấm, sát khuẩn, giảm đau trong chứng viêm cấp ở miệng, họng hầu hay sau khi cắt hạnh nhân, dưới dạng thuốc phun mù. Mỗi ngày, người lớn phun vào miệng họng 4 - 6 lần, trẻ em từ 3 - 5 tuổi 2 lần. Đợt dùng 6 ngày. Trẻ em dưới 3 tuổi không dùng.
Ngoài dạng thuốc hỗn hợp này còn có dạng dùng riêng lẻ, thành phần chỉ có hexetidin dưới dạng thuốc súc miệng (dung dịch 1% trong cồn ethylic) hay dạng gel (0,1%), súc miệng vào buổi tối trước khi ngủ, dễ dùng, tiện hơn, mỗi đợt dùng 6 ngày.
Eludril: Thành phần có clorhexidin có tính sát khuẩn, chlorobutanol có tính gây tê nhẹ, giảm đau, ngoài ra có glycerol làm dịu. Dùng dưới dạng phun mù (có thêm tetracain gây tê, giảm đau) hay dùng dưới dạng thuốc súc miệng (pha loãng 2 thìa cà phê vào một cốc nước ấm) khi bị viêm miệng lợi, hạnh nhân, viêm họng, thanh quản hay sát khuẩn sau khi nhổ răng.
Lysofon: Thành phần có clorhexidin có tính sát khuẩn, tetracain gây tê, giảm đau. Dùng để dự phòng các biến chứng viêm miệng họng mũi hầu, dưới dạng viên đặt dưới lưỡi. Chú ý không được nuốt. Không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi vì hay bị dị ứng với thuốc gây tê tetracain.
Locabiotal: Thành phần có kháng sinh chiết từ môi trường nuôi cấy fusarium chủng laterium. Dùng dưới dạng thuốc phun khi bị viêm xoang, mũi, họng, hạnh nhân. Mỗi ngày, người lớn bơm 4 lần. Không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Oromedin: Thành phần gồm hexamidin có tính kháng khuẩn chủ yếu với các vi khuẩn gram (+), không bị mất hiệu lực khi tiếp xúc với máu mủ, tetracyclin có phổ kháng khuẩn rộng. Dùng kháng khuẩn, chống đau nhức tại chỗ khi bị viêm miệng lợi, lưỡi, miệng - họng, hầu, dùng dưới dạng bơm phun mù. Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi. Ngoài dạng hỗn hợp còn có dạng hexamidin riêng lẻ, dạng thuốc gói, có thể pha vào nước đun sôi để nguội để kháng khuẩn trong khoa răng hàm mặt, khá tiện lợi.
Lưu ý khi dùng thuốc tại chỗ vùng răng miệng, Sức khỏe đời sống, suc khoe, thuoc suc mieng, kem danh rang, sat khuan

Thuốc chữa bệnh răng miệng dạng phun mù không được dùng cho trẻ nhỏ.
Các thuốc súc miệng
Thuốc thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor). Pha chế dưới dạng dung dịch:
Thuốc súc miệng T-B: Thành phần có acid boric, dùng sát khuẩn răng miệng họng, khử mùi hôi của thuốc lá, hành tỏi, vị tanh thức ăn. Dùng dưới dạng dung dịch súc miệng mỗi lần 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.
Thuốc súc miệng T-B Broma: Thành phần có kẽm sulfat, thymol, fluor, công dụng và dạng bào chế giống thuốc trên, mỗi lần súc 10ml, mỗi ngày súc 2 lần. Do thành phần thuốc có menthol nên không được dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Ngoài ra cũng có những loại thuốc súc miệng pha dưới dạng đậm đặc khi dùng phải pha loãng ra theo tỷ lệ hướng dẫn. Chú ý không súc miệng quá nhiều lần vì sẽ làm khô miệng, không nuốt nước súc miệng.
Và những chú ý
Khi dùng các thuốc trên cần tránh một số thuốc, một số cách dùng không đúng, gây bất lợi cho răng miệng:
Tránh dùng các thuốc gây tổn thương niêm mạc miệng. Niêm mạc miệng có cấu tạo rất mỏng, vì vậy tránh dùng các thuốc mỡ, cream, thuốc rà miệng có tính kích ứng với nồng độ cao. Ví dụ, nếu dùng acid boric thì nên dùng với nồng độ thấp.
Có những thuốc hủy giao cảm làm giảm tiết nước bọt như atropin. Khi dùng những loại thuốc này để chống đau bụng do co thắt, chống đau dạ dày, phòng chống say xe, nôn mà thấy thuốc đã làm khô miệng tức là thuốc đã có hiệu lực chữa bệnh, tránh dùng liều cao làm cho miệng bị khô, khó chịu.
Một số thuốc cường giao cảm hoặc phong tỏa enzym cholinesteaza gián tiếp kích thích giao cảm, gây tiết nước bọt như pyridostigmin, neostigmin, prostigmin... dùng chữa liệt ruột gây trung tiện sau phẫu thuật, chữa bệnh nhão cơ, thuốc demecarium chữa gaucoma. Khi thuốc gây tiết nước bọt tức là thuốc đã có hiệu lực chữa bệnh, cần chuyển sang dùng liều duy trì, không dùng tăng liều làm tiết nước bọt nhiều, khó chịu.
Thuốc dùng ở khoang miệng (hít, đặt) có một số thuốc nếu dùng lâu dài sẽ gây bội nhiễm (vi khuẩn, nấm) ở miệng. Ví dụ, dùng lâu dài corticoid hít sẽ làm bội nhiễm nấm Candida ở miệng. Vì thế sau mỗi lần hít, cần súc miệng thật sạch.
Tránh dùng các thuốc làm hỏng men răng như tetracyclin (thuốc ảnh hưởng đến việc tạo thành và ảnh hưởng đến độ bền, làm hỏng men răng). Đối với các thuốc này không dùng cho người có thai, trẻ dưới 12 tuổi.

Tăng lực mùa trăng mật

Sau đám cưới là kì du lịch trăng mật, nhưng vừa đi chơi vừa phải “lao động” cật lực nên rất mau xuống sức. Một số món ăn sau có thể vực dậy sức khỏe và tinh thần đôi lứa.
Với người chồng, cứ mỗi lần “lâm trận” là 2 - 4ml tinh dịch, khoảng 100-600 triệu tinh trùng ra đi. Để đảm bảo sức khỏe, cần lưu ý ăn những món chứa kẽm và mangan là nguyên liệu tạo “tinh binh” như: cua biển, sò huyết, thịt gà, cá hồi, củ cải trắng, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu phộng, lúa mì, bắp, mè, gạo lức, hạt bí, tỏi… Các món gợi ý gồm: chả giò cua biển, cua hấp muối, cua rang me, thịt gà luộc ăn với lá chanh, cháo gà ăn thêm gừng xắt sợi, củ cải trắng hầm chân gà, gỏi măng mè, bắp xào tôm tươi, xà lách trộn với đậu hà lan, nấm…
 
Các món cùi dừa già, đậu phộng, hạt bí… nên dùng khi ăn chơi, ngắm cảnh. Các món làm từ sò huyết nên chọn: sò huyết Tứ Xuyên, sò huyết nướng nhưng cần dùng sò chín kỹ, vì sò còn đỏ dễ gây rối loạn tiêu hóa.
 
 
Muốn làm tốt vai trò “người cộng sự”, vợ cũng phải có sức khỏe, vì vậy, hãy ăn các món làm từ lươn. Thịt lươn giàu đạm, dễ tiêu lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất như: A, B1, B6, sắt, natri, kali, canxi... Có nhiều món lấy lươn làm nguyên liệu chính như: miến lươn, lươn bằm xúc bánh đa, lươn um… Cần nhớ không dùng món lươn chiên giòn vì món này đã mất công dụng tăng lực. Cá rô đồng cũng không thua kém lươn trong việc bồi bổ khí huyết. Nên ăn các món cá rô nấu canh cải xanh, cá rô nấu canh rau nhút, bún cá rô đồng. Khi mỏi mệt, nên ăn nhiều món chứa các gia vị: tỏi, hành, gừng, sả như món bánh mì nướng tỏi, gà hấp hành, tàu hủ chiên sả… Khi ăn cần nhai kỹ và ăn vừa bụng, không ăn no để có cảm giác sảng khoái, nhẹ người. 
Trong bữa xế nên dùng các loại nước ép trái cây từ: lựu, sơ ri, bưởi, ổi… vì chúng chứa nhiều vitamin C, A, giúp tinh thần phấn chấn, vui tươi…  Trong trường hợp không thể uống nước ép trái cây, nên “thủ” sẵn trong túi hộp sôcôla đen. Sôcôla được mệnh danh là thực phẩm của tình yêu vì có chứa ethylxanthine, kích thích tăng cường dopamine trong cơ thể (dopamine là một trong nhiều chất dẫn truyền thần kinh, chuyển tín hiệu tới các cơ quan để tạo ra hành động).
Một vị thuốc tăng lực giúp cho mùa trăng mật của cả vợ lẫn chồng ngọt ngào là khổ qua (mướp đắng). Người Nhật vùng Okinawa dùng món ăn từ nguyên liệu khổ qua như bài thuốc tăng lực, giúp cả vợ lẫn chồng “sung sức”. Khổ qua còn có công dụng như insulin, điều hòa được nồng độ đường trong máu. Vì vậy, những ai bị bệnh tiểu đường muốn cùng vợ “hâm hôn” hãy dùng khổ qua mỗi ngày. Tuy nhiên, món khổ qua nhồi thịt dù cũng làm từ khổ qua nhưng lại không công hiệu vì lượng vitamin C đã bốc hơi trong suốt quá trình hầm trên bếp lửa.
Bên cạnh ăn uống, cần năng vận động ngoài trời, nghe loại nhạc yêu thích… Những điều này sẽ giúp tăng tiết dopamine, khúc nhạc dạo tuyệt vời cho tình yêu đôi lứa.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger