Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Giảm 5-7 kg nhờ thảo mộc thiên nhiên.

Viên uống giảm cân Beautiful Slim Body, giúp bạn lấy lại tự tin với vóc dáng thon gọn sau 5 tuần sử dụng. Bạn sẽ thật sự hài lòng với liệu pháp giảm cân thảo mộc an toàn tuyệt đối này.
Để có được vóc dáng đầy tự tin khi bước ra ngoài với những bộ cánh quyến rũ là niềm ao ước của các bạn gái và đây là đề tài luôn nóng hổi từng ngày, việc cảm thấy thiếu tự tin khi có vòng eo hoặc bắp tay, chân quá khổ bao giờ cũng là nỗi niềm của các chị em. Hiện nay giải quyết vấn đề này sẽ trở nên khá đơn giản và nhanh chóng hơn với viên uống giảm cân Beautiful Slim Body  đến từ Mỹ. Beautiful Slim Body là sản phẩm giảm cân thế hệ mới sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng calories dư thừa trong cơ thể mà không cần đến chế độ ăn kiêng hay tập luyện khắt khe nào, bạn sẽ thật sự hài lòng với việc giảm ngay 5-7kg sau năm tuần sử dụng và sở hữu một thân hình như mong muốn không còn là mơ ước nữa.
Giảm 5-7 kg nhờ thảo mộc thiên nhiên, Làm đẹp,
Beautiful Slim Body được bào chế từ tinh dầu của các loại thảo mộc thiên nhiên, dựa trên sự kết hợp các bài thuốc bí truyền giảm cân cực kỳ công hiệu đã có từ hàng nghìn năm với công nghệ hiện đại và tiên tiến cùng các thành phần tự nhiên chứa các men linh hoạt làm tiêu hao năng lượng giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ các cholesterol, mỡ thừa là nguyên nhân béo phì trong cơ thể. Ngoài ra Beautiful Slim Body còn chứa các thành phần khoáng chất như: muối khoáng, sắt, photpho, canxi, kali, kẽm lưu huỳnh….các thành phần này sẽ kích hoạt và thúc đẩy các tế bào loại trừ độc tố ứ đọng trong cơ thể lâu ngày.
Giảm 5-7 kg nhờ thảo mộc thiên nhiên, Làm đẹp,
Beautiful Slim Body dòng sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên với công dụng chính:
1. Giảm ngay 5-7kg sau năm tuần sử dụng
2. Không gây tác dụng phụ như choáng váng, xây xẩm mặt mày, không bị tiêu chảy
3. Giúp giảm hôi miệng do bao tử yếu
4. Làm tan đàm trong cổ họng
5. Khả năng giữ ẩm tốt giúp làn da luôn tươi trẻ và mịn màng.
Kết quả giảm ngay 5-7kg trong năm tuần sử dụng của Beautiful Slim Body sẽ giúp bạn thật sự hài lòng với thân hình thon gọn trẻ trung và tự tin về vóc dáng của mình. Beautiful Slim Body  đảm bảo an toàn khi sử dụng, không có tác dụng phụ và ngăn ngừa sự tăng cân trở lại kể cả sau khi không còn dùng thuốc. Sản phẩm dùng rất tốt cho cả nam và nữ.
Cách sử dụng
Beautiful Slim Body 1 hộp có 36 viên mỗi ngày dùng 1 viên trước khi ăn sáng 15-30 phút. Nên kết hợp với việc uống nhiều nước lọc, việc bổ sung thêm nước lọc trong quá trình dùng thuốc sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự tiêu hủy mỡ bên trong cơ thể đồng thời hổ trợ cơ thể đào thải bớt độc tố và tăng cường hệ tiêu hóa.Chú ý không được sử dụng quá liều lượng đã được chỉ định.
Giảm 5-7 kg nhờ thảo mộc thiên nhiên, Làm đẹp,
Lưu ý khi dùng Beautiful Slim Body
 Không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi hoặc người già trên 60 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch, thận, rối loạn chức năng gan hoặc đang điều trị bất kỳ loại thuốc nào.
Beautiful Slim Body có giá 1.190.000 / hộp 36 viên. Xuất xứ từ Mỹ.
Khi mua một hộp Beautiful Slim Body sẽ được tặng 1 son dưỡng ẩm sâu SHISEIDO cung cấp và tái tạo độ ẩm cấp tốc cho làn môi giá 199,000 vnđ
Lưu ý: Beautiful Slim Body do nhà thuốc hoa đà sản xuất trên chai sản phẩm có dòng chữ ‘NHATHUOCHOADA’  in nổi . Trên vỏ chai có thông tin địa chỉ nhà sản xuất “Dist.by NHA THUOC HOA DA, 4763 BUFORD HWY #104, CHAMBLEE, GA 30341, U.S.A, TEL : 187-458-7333
Link wed tham khảo http:www.nhathuochoada.net
Mọi thông tin, khách hàng liên hệ tại Golden Rose:
Số 181A đường 3/2, phường 11, quận 10, TP HCM
ĐT: (08) 3839 6272, fax: (08) 3839 6272
Di động: Ms. Hồng 0909 44 79 68 - 0934 135 186
Email: goldenrose_spa@yahoo.com
Wedsite : www.giamcanthaomoc.com

Bệnh nhân lẫn y bác sĩ đều không dám từ chối phong bì

Khảo sát của phóng viên Vnexpress.net chiều 11/10 tại các bệnh viện: Việt Đức, Bạch Mai, K, Phụ sản Trung ương cho thấy, chuyện bệnh nhân, người nhà đưa tiền cho bác sĩ, y tá khá phổ biến.
5 bệnh viện lớn tại Hà Nội là Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện K và E là các đơn vị thí điểm phong trào thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong ngành y tế, trong đó có nội dung bác sĩ nói không với phong bì, do công đoàn ngành phát động. Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại hoàn toàn khác.
Ngồi đợi đến giờ vào thăm cháu ở khoa sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bà Ngà (chợ Hôm, Hà Nội) lấy 50.000 nhét vào chiếc tã giấy. "Phải kín đáo vậy họ mới nhận. Ngày nào tôi cũng làm thế, chỉ mong người ta để ý số thứ tự mà chăm cháu kỹ hơn", bà nói.
Cách đây hơn tuần, con dâu bà Ngà sinh mổ tại bệnh viện này. Bé sinh non tháng nên phải nằm lồng kính. Bà Ngà cho biết, từ lúc có thai, con dâu bà đã tìm được một bác sĩ có tiếng tại viện và theo khám tại phòng mạch tư của vị này. Lúc sắp sinh, chị đến nhờ ông trực tiếp mổ và khi mọi việc xong xuôi đã đưa phòng bì cảm ơn 2 triệu đồng.
<>Với tâm lý "phải có phong bì khi vào viện người nhà mình mới được chăm sóc chu đáo hoặc khỏi mất công chờ đợi", hầu hết bệnh nhân đều đưa thêm tiền cho nhân viên y tế, từ khâu khám, xét nghiệm, đến lúc mổ, ra viện, và bằng nhiều cách khác nhau, chủ yếu là gặp đưa tại phòng riêng, kẹp trong sổ khám, nhét vào túi áo blouse, thậm chí cài vào người (với bé sơ sinh cần tắm)...
Có con học lớp 10 bị viêm gan B nên chị Hiền (Hiệp Hòa, Bắc Giang) thường xuyên đưa cháu tới Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra. Lần đầu, chị mua sổ rồi xếp hàng đợi đến lượt khám, xét nghiệm, xong xuôi mất đứt 2 ngày. Lần thứ 2, rút kinh nghiệm, chị vẫn mua phiếu, nhưng không xếp hàng mà đưa con lên thẳng phòng bác sĩ nhờ khám cho nhanh, kèm phong bì 200.000 đồng.
Ảnh: MT.
Có ít nhất 2 người trong số này đã phải đưa tiền cho nhân viên y tế khi chờ người thân sinh nở tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Minh Thùy.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân coi việc đưa phong bì như một "thủ tục" không thể thiếu khi vào viện. Vì thế, không ít người, dù không ai gợi ý, cũng chủ động đưa tiền cho nhân viên y tế để được thoải mái, an lòng, nhất là khi có người thân bị bệnh nặng, cần mổ xẻ.
Bế cô con gái mới hơn một tháng tuổi đứng đợi xe ở gần cổng Bệnh viện Việt Đức, chị Thanh (Phủ Lý, Hà Nam) cho biết, bé bị giãn bể thận, vừa được mổ nội soi trong viện và được về nửa tháng rồi lên mổ banh lại. "Cho tới giờ, tôi đã đưa 4 phong bì, mỗi cái một triệu, cho 4 người: Bác sĩ trưởng khoa (để xếp cho cháu nhanh được mổ), bác sĩ mổ, người gây tê, điều dưỡng", chị Thanh kể.
Chị cho biết, việc đưa bao nhiêu tiền, cho ai, vào lúc nào... chị cũng phải mất nhiều thời gian mới "học" được vì vợ chồng chị đều ở quê, chưa phải vào viện lần nào. "Bác trưởng khoa thì phải vào phòng riêng, lấy cớ hỏi tình hình bệnh của con, lịch mổ rồi kẹp phong bì vào cuốn sổ, để lên bàn. Bác sĩ mổ, gây tê thì phải đưa trước lúc mổ, sau đó quay lên đưa một gói cho điều dưỡng luôn để họ chăm sóc con mình được chu đáo", chị Thanh chỉ dẫn.
Theo lời chị, tất cả những nhân viên y tế chị gặp chưa ai gợi ý chị phải đưa tiền nhưng cũng chẳng có ai tỏ vẻ từ chối lúc chị nhét phong bì. "Những người có con cùng nằm cùng phòng với tôi đều làm vậy. Con mình còn đỏ hỏn thế này phải đụng dao kéo vào người, lo lắm chứ, thêm vài đồng cho bác sĩ mà yên tâm hơn thì chẳng ai không làm, dù tiền đó cũng phải chạy vạy ngược xuôi mới có", chị nói.
"Thậm chí, nếu không đưa phong bì, còn thấy ngại, có lỗi. Tôi cũng nghiệm ra là, nếu không thêm tiền thì khó mà được chăm sóc cẩn thận, chu đáo bằng người có”, bác Thanh, 57 tuổi (Hưng Yên) đang điều trị xạ tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.
Dù vậy, không phải ai đút lót cho bác sĩ cũng nhận được sự ưu ái hơn vì số bệnh nhân quá đông. Cách đây không lâu, chị Lan (Hà Nội) đưa em họ ở Lạng Sơn vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ cắt khối u xơ tử cung. Vì khối u khá to, sợ biến chứng, chị đã chọn bác sĩ mổ với chi phí 1,5 triệu. Để yên tâm, chị còn gặp trực tiếp bác sĩ phẫu thuật nhờ xếp lịch mổ sớm và làm cẩn thận hơn.
“Lần đầu gặp, mình đưa cho bác sĩ một triệu đồng. Ấy thế mà 2 hôm sau lên giục thì ông ấy chả nhớ mình là ai. Mình hoảng quá, may mà ca mổ tốt, không thì áy náy mãi”, chị Lan nói.

Theo một khảo sát nhanh của Vnexpress.net với gần 1.000 độc giả, có tới hơn 1/3 số người được hỏi khẳng định lần nào đi viện họ cũng bị gợi ý phải đưa phong bì và 1/5 số khác cho biết, thỉnh thoảng họ cũng gặp tình huống này. Tuy nhiên, cứ 10 người thì có 3 người thừa nhận họ hoàn toàn tự nguyện khi tặng tiền cho bác sĩ.
Thực tế, một số bệnh nhân và người nhà cho biết cũng có bác sĩ không nhận khi họ đưa phong bì.
Có chồng bị gãy xương cổ do tai nạn giao thông, đang đợi mổ tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, chị Nguyễn Thị Sâm (Bắc Ninh) cho biết, vì sốt ruột, gia đình chị đã tìm gặp bác sĩ để "bồi dưỡng", mong họ xếp mổ sớm nhưng không ai nhận phong bì. "Mới đầu tôi cũng lo, sợ mình đưa ít hoặc do đi sai cửa, nhưng sau, thấy mấy người đã được mổ tại đây cho biết, họ cũng bị từ chối tiền nhưng các bác sĩ vẫn điều trị rất ân cần".
Một bác sĩ trong khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết "không nhận phong bì của bệnh nhân" là một quy định được đưa ra từ lâu tại bệnh viện này, có điều, vẫn có cá nhân nào đó không thực hiện đúng. "Ai cũng muốn người nhà mình được ưu tiên và đưa tiền để đạt được điều đó, nhưng chúng tôi chỉ ưu tiên theo mức độ nặng nhẹ, cấp bách của bệnh mà thôi", anh nói.
Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo, Phát triển cộng đồng cho biết, hiện tượng đưa phong bì cho nhân viên y tế phổ biến trên toàn quốc nhưng hầu như chỉ tập trung ở bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, đặc biệt là các đơn vị quá tải như bệnh viện chuyên khoa.
“Tuy nhiên, nếu quy kết trách nhiệm cho cá nhân trong việc nhận phong bì thì không thoả đáng. Đó là vấn đề của cả hệ thống, cả xã hội. Không chỉ ngành y mà ngành nào cũng có chuyện đút lót”, tiến sĩ Tuấn nói.
Một lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thừa nhận, đúng là "nạn" phong bì đã làm xấu đi hình ảnh ngành y và chủ trương nói "không" với phong bì là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, theo ông, ý nghĩa thực sự của việc đưa phong bì là tiêu cực hay tích cực còn do cách nhìn nhận ở từng góc độ. Nó sẽ là tiêu cực khi nhân viên y tế vòi vĩnh, ra điều kiện hay tỏ thái độ với bệnh nhân. Nhưng khi nó chỉ là tấm lòng của người bệnh đối với người đã cứu chữa cho mình thì lại hoàn toàn khác.
"Đối với những bác sĩ chân chính - theo tôi số này là phần lớn, chữ tâm được đặt lên hàng đầu, điều quan trọng nhất là chữa bệnh cứu người và họ không bao giờ ra giá cho việc đó. Tất nhiên, khi đã hoàn thành nhiệm vụ, được nhận một lời tri ân, chia sẻ, người thày thuốc sẽ thấy ấm lòng hơn", ông chia sẻ.
Theo ông, để chấm dứt phong bì trong bệnh viện rất khó. "Việc này xuất phát từ hai phía, bên cho và bên nhận. Vì thế, chỉ khi cả hai cùng nói 'không' thì mới có thể ngừng hẳn được, mà điều này chẳng dễ", ông nói.
Tâm sự với VnExpress.net, một bác sĩ có thâm niên 10 năm cho biết, lương của anh là hơn 4 triệu một tháng, tiền bồi dưỡng cho mỗi ca mổ loại 1 được 35.000 đồng, loại 2 được 25.000, loại 3 được 20.000, trực một ngày đêm trắng được 35.000.
Theo anh, hiện đa số nhân viên y tế ở tuyến dưới đều quá chán nản với nghành y, họ còn ở lại bệnh viện chỉ vì cuộc sống, chứ chẳng còn mấy người tâm huyết vì "chế độ tiền lương quá bọt bèo, bệnh nhân còn tệ hơn: chửi mắng, đâm chém, thưa kiện...". Vì thế, bác sĩ cho rằng, trước khi siết chặt vấn đề kỷ luật, cần tăng thu nhập chính đáng cho nhân viên y tế, nếu không thì tất cả các quyết sách trước nay cũng không đạt hiệu quả gì.
Phương Trang - Minh Thùy

Con dâu cầm gạch đập vào vai, cắn chảy máu tay mẹ chồng

Vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Tấu (75 tuổi) và Trịnh Thị Phương (72 tuổi), phường Kim Tân, Lào Cai thường xuyên bị con dâu (Phan Thu Trường, giáo viên) ngược đãi, đánh đuổi khỏi nhà.
Dư luận đang rất bức xúc về việc vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Tấu (75 tuổi) và Trịnh Thị Phương (72 tuổi), phường Kim Tân, Lào Cai thường xuyên bị con dâu (Phan Thu Trường, giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Thanh Bình, Mường Khương) ngược đãi, đánh đuổi khỏi nhà.

Bà Phương bị con dâu cầm gạch đập vào vai, cắn chảy máu tay.

Ông Nguyễn Văn Tấu nước mắt rưng rưng kể lại sự việc mới xảy ra sáng 11/10: “Có con dâu ở nhà, tôi phải ngồi đây, không dám vào”. Chỉ là con chim kêu quá to, cô con dâu có máu “sư tử” đã thẳng tay vứt con chim ra đường. Hai ông bà có góp ý về thái độ của con, khiến cô con dâu không vui.

Mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh, bà Phương, vợ ông Tấu, lên tiếng can ngăn, thì bị cô con dâu đay nghiến bằng những lời lẽ cay độc, thậm chí cô này còn giơ tay đánh chồng. Bà Phương không chịu được cảnh “ngược đời” đó đã can ngăn, và bị con dâu cầm gạch doạ nạt và đập vào vai, sau đó cắn chảy máu tay.

Không phải chỉ một lần ông bà bị ngược đãi, rất nhiều lần cô con dâu làm nghề giáo viên đuổi ông bà ra ngoài đường, khoá cửa lại, đợi anh chồng về mượn kìm phá cửa, bố mẹ mới vào được nhà. Bà Phượng bán nước gần bệnh viện đã nhiều lần chứng kiến gia cảnh hai ông bà ngoài 70 tuổi, kể lại: Hôm ấy là giữa trưa tháng 5, trời nắng như đổ lửa, tôi thấy cụ ông ngồi bên gốc sấu gần chỗ tôi bán nước, nước mắt vòng quanh. Tôi mời ông vào quán hỏi chuyện, nhưng ông vẫn ngồi đó, yên lặng không nói gì. Gặng hỏi mãi ông mới kể bị con dâu đuổi ra ngoài, rồi khoá cửa không cho ông vào nhà.

Gia cảnh của ông Tấu, bà Phương cũng chẳng giống ai, rất đáng thương. Hơn 70 tuổi, không có lương hưu, bà Phương phải lăn lộn bán hàng trầu cau ở chợ Kim Tân, thu nhập chẳng là bao. Ông bà có 6 người con gái, và duy nhất một cậu con trai. Thế nhưng mới đây, cô con dâu đòi ăn riêng, mặc bố mẹ chồng, nên cuộc sống của ông bà càng vất vả.


Người mẹ tội nghiệp.
Bà Phương người nhỏ thó, ngồi lọt thỏm trong gian hàng bán trầu cau xiêu vẹo ở chợ Kim Tân, vừa xoa bàn tay bị con dâu cắn chảy máu, vừa kể lại chuyện đau lòng. Bà cũng chẳng than thân, trách phận, chỉ thương con trai mình quá hiền lành, nhu nhược lấy phải người vợ đanh đá, chua ngoa. Bà Phương cũng cho hay, bố mẹ đẻ của chị Trường còn không thể nói được chị ấy, huống chi là bố, mẹ chồng. 

Tổ dân phố bức xúc

Không ai ở tổ dân phố số 10 là không bức xúc khi chứng kiến cảnh con dâu làm giáo viên lại ngược đãi bố mẹ chồng như vậy. Sự việc này đã xảy ra nhiều năm nay, người dân ở tổ dân phố số 10 can ngăn, góp ý nhưng không thay đổi được tình hình. Quá bất bình, nhiều người đã đã muốn cơ quan chủ quản có biện pháp xử lý cô con dâu “có một không hai” này.

Ông Phạm Văn Hoà, tổ trưởng tổ dân phố số 10 cho biết: Sáng nay, nghe tin, ông đã đứng ra hoà giải nhưng cô Trường không hề tôn trọng ông, mà còn có những lời lẽ khó nghe. Sự việc xảy ra từ nhiều năm nay, tổ hoà giải khu phố cũng đã vào cuộc, nhưng chỉ yên được một thời gian, rồi sự việc lại tái diễn.         

Chị Lan Hương (hàng xóm), người nhiều lần chứng kiến cảnh ngược đời bức xúc nói: Con dâu không được phép đối xử với bố mẹ chồng như thế. Nếu cô ấy làm nghề khác cũng còn không được, đằng này lại là một giáo viên, “người ươm mầm thế hệ tương lai”, mà đối xử với bố mẹ chồng như vậy, có chấp nhận được không? Bà Ngô Thị Dư có sạp hàng cạnh sạp hàng của bà Phương cho hay: "Chúng tôi cũng là bố mẹ chồng, có con dâu, con rể, nhưng chưa bao giờ chịu cảnh đau lòng như bà Phương. Bố mẹ chỉ có một trên đời, nhưng không ngờ cô này quá đanh đá. Đành lòng là nóng tính, nhưng phận làm con không được phép sống trái với đạo lý như vậy!"

Bà Phượng bán nước ở cổng Bệnh viện Đa khoa số 1 góp ý: Điều đáng nói, cô ấy là một giáo viên. Nếu biết sự việc này, phụ huynh sẽ nghĩ gì về một cô giáo làm nghề dạy học? Tôi nghĩ chính quyền, ngành chức năng phải có biện pháp răn đe để cô Trường sửa đổi.

Chuyện con dâu làm nghề giáo ngược đãi bố mẹ chồng nhiều năm nay ở tổ 10, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai đang khiến dư luận vô cùng bức xúc. Tất cả những người hàng xóm, người chứng kiến sự việc đều mong muốn ngành chức năng, đặc biệt là cơ quan chủ quản nơi mà cô Trường công tác có biện pháp giáo dục cô giáo Phan Thu Trường.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger