Mỗi người vợ có mỗi cách xả cơn giận chồng khác nhau, miễn đó là cách tích cực và thiện chí, phù hợp với từng người.
Hiền có chiêu hễ giận chồng là ăn. Hồi đầu, ‘chiêu bài’ này cũng phát huy hiệu quả vì khi mải ăn, Hiền sẽ không còn thời gian và... cái miệng để ‘rủa’ chồng. Nhưng không phải lúc nào cách này cũng hay. Ức chồng rồi cố ăn nên có lần, Hiền bị nghẹn, ho sặc sụa.
Chồng Hiền thấy thế, khích: “Tham ăn, cho chết” khiến cơn tức chồng đã sẵn lại có dịp bùng nổ dữ dội hơn. Sau cùng, Hiền tự rút ra “bài học xương máu”: “Uống thứ gì mát mát trước rồi đợi bình tĩnh hơn mới ăn”. “Nói cho sướng miệng” là phương thức được Hòa (Từ Liêm, Hà Nội) áp dụng khi tức chồng. Phụ nữ vẫn “nổi tiếng” là nói dai. Còn đàn ông thì chúa ghét thói cằn nhằn không có điểm cuối của phụ nữ.
Với Hòa, đã nói thì phải nói cho bằng hết, chứ đang nói nửa chừng mà phải cố kìm lại thì càng ức chế hơn. Tất nhiên, chẳng bao giờ chồng Hòa đủ kiên nhẫn để nán lại đến phút chót. Vì thế, khi chồng bực bội ra khỏi nhà, Hòa vẫn cứ “nói cho hả”, cho dù chỉ nói cho... bức tường nghe. Nhưng Hòa tự nhận thấy, người nói mà không có người nghe thì kể cũng tức thêm. Vì thế, những lần sau, chồng bỏ đi là Hòa chuyển sang “bán than” với bác giúp việc trong nhà.
Nếu giận chồng khi đang ở cơ quan, Hòa sẽ “tuôn” một tràng dài, gửi chồng qua chat. Sau đó, cô nán lại thảnh thơi chơi game cho mát mẻ chứ không vội về nhà.
Hiền có chiêu hễ giận chồng là ăn. Hồi đầu, ‘chiêu bài’ này cũng phát huy hiệu quả vì khi mải ăn, Hiền sẽ không còn thời gian và... cái miệng để ‘rủa’ chồng. Nhưng không phải lúc nào cách này cũng hay. Ức chồng rồi cố ăn nên có lần, Hiền bị nghẹn, ho sặc sụa.
Chồng Hiền thấy thế, khích: “Tham ăn, cho chết” khiến cơn tức chồng đã sẵn lại có dịp bùng nổ dữ dội hơn. Sau cùng, Hiền tự rút ra “bài học xương máu”: “Uống thứ gì mát mát trước rồi đợi bình tĩnh hơn mới ăn”. “Nói cho sướng miệng” là phương thức được Hòa (Từ Liêm, Hà Nội) áp dụng khi tức chồng. Phụ nữ vẫn “nổi tiếng” là nói dai. Còn đàn ông thì chúa ghét thói cằn nhằn không có điểm cuối của phụ nữ.
Với Hòa, đã nói thì phải nói cho bằng hết, chứ đang nói nửa chừng mà phải cố kìm lại thì càng ức chế hơn. Tất nhiên, chẳng bao giờ chồng Hòa đủ kiên nhẫn để nán lại đến phút chót. Vì thế, khi chồng bực bội ra khỏi nhà, Hòa vẫn cứ “nói cho hả”, cho dù chỉ nói cho... bức tường nghe. Nhưng Hòa tự nhận thấy, người nói mà không có người nghe thì kể cũng tức thêm. Vì thế, những lần sau, chồng bỏ đi là Hòa chuyển sang “bán than” với bác giúp việc trong nhà.
Nếu giận chồng khi đang ở cơ quan, Hòa sẽ “tuôn” một tràng dài, gửi chồng qua chat. Sau đó, cô nán lại thảnh thơi chơi game cho mát mẻ chứ không vội về nhà.
Yến (Hải Phòng), khi giận chồng, thường dắt theo con gái 3 tuổi đi dạo bộ. Yến không quên mang theo ít tiền để có món gì ngon ngon, hai mẹ con “sà” xuống ăn. Hoặc Yến đưa con ra công viên chơi mấy trò như đu quay, cưỡi ngựa... Cười đùa với con một hồi là xua tan mệt mỏi và ức chế ngay. Còn chồng muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm.
Yến cho biết, mẹ đẻ mình ngày xưa giận chồng nhưng chẳng bao giờ dám to tiếng (vì sống cùng bố mẹ chồng), cũng chẳng có nhiều hình thức mua sắm, giải trí xả stress như bây giờ nên hễ tức chồng là bà mang chổi và thúng ra bờ tre, quét một lúc được một rổ lá đầy, tha hồ mang về đun nấu. Hoặc bà sang rủ cô bạn nhà bên cạnh đi bắt cóc, câu nhái, mò ốc, kéo vó tôm... vừa hết cơn giận chồng lại được bữa ăn cho cả nhà.
Yến được mẹ đẻ chia sẻ, khi giận chồng, nếu cứ ngồi u sầu một chỗ sẽ càng chán hơn. Tốt nhất là kiếm việc gì làm ngoài trời, vừa khỏe khoắn, tinh thần lại sảng khoái, cơn bực bội sẽ qua nhanh hơn. Tất nhiên, nếu khóc được thì cứ khóc vì như thế, trong lòng sẽ nhẹ nhõm, thanh thản hơn. Kể chuyện với một cô bạn cũng là cách để cơn giận vơi đi đáng kể.
Mỗi lần giận chồng, là Duyên (quận 3, TP HCM) tốn một khoản tiền kha khá. Coi shopping là cách xả giận hữu hiệu nên những lúc ấy, Duyên “liều mình” bỏ tiền sắm toàn đồ xịn mà lúc vui vẻ, chưa chắc cô đã dám “mó vào”. Tức chồng là Duyên thấy thương cho bản thân mình. Suy nghĩ “tội gì không hưởng thụ” khiến Duyên thích gì là sắm, thậm chí mua về rồi mới thấy chán nên đành đem cho.
Còn Quyên (Thanh Xuân, Hà Nội) hễ giận chồng là có hứng... vào bếp. Cứ chăm chú nhặt rau, băm thịt, thái hành... sau khi đã khóc lóc “dầm dề” thì sẽ sớm dễ chịu ngay. Đặc biệt những lúc như thế, Quyên thích thử tự tay chế biến những món lạ để có hứng thú và dồn tâm trí vào món mới, cho nhanh quên cơn tức. Sau đó, nếu chồng không lân la đến “xin miếng” thì Quyên cứ ung dung “chén” một mình, cho chồng tức vì thèm.
Mỗi người vợ có mỗi cách xả cơn giận chồng khác nhau, miễn là đó là cách tích cực và thiện chí, phù hợp với từng người. Những cách hả giận đơn giản và an toàn là đi dạo, đọc sách, xem phim, làm việc nhà, ăn uống, mua sắm... Tuy nhiên, cần tránh tình trạng tiêu “quá tay” khi giận chồng để sau đó phải tiếc hoặc lại tạo ra một xung đột mới. Nếu chọn cách “xả” giận bằng... quát chồng hay nói nhiều thì nên chọn ngôn từ “đẹp” để người nghe dễ “lọt lỗ tai”.
(Theo Mẹ & Bé)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét