Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

'Tan cửa nát nhà' vì lỡ miệng...

Cho dù sự chân thật và cởi mở là nền tảng của hôn nhân mỹ mãn, đôi lúc yên lặng vẫn tốt hơn nói thẳng điều gì đó với “nửa thứ hai”. Đã biết có những từ sắc hơn lưỡi dao cạo. Việc phát ngôn thiếu suy nghĩ (thí dụ nói đùa hoặc tức giận) có thể gây thương tích cho “nửa thứ hai” trầm trọng tới mức có thể làm tan nát gia đình. Bạn thực sự muốn né tránh tai nạn không đáng có? Hãy tìm hiểu, những gì đối tác chắc chắn không bao giờ muốn nghe.
1. “Người yêu cũ của em tuyệt vời trong “khoản ấy”
Tuyên ngôn dạng này đối với đàn ông không khác gì nhát dao đâm vào thẳng trái tim! Tại sao? Đàn ông tiếp nhận những lời như vậy không khác gì sự chê bai khả năng tình dục của bản thân được ngụy trang vụng về. Vì lý do này “nửa thứ hai” có thể mất hẳn lòng tự tin, và từ đây khoảng cách đến nỗ lực né tránh những tiếp xúc thầm kín vì lo sợ thất bại trên giường ngủ chỉ còn một bước chân. Những hành vi mơn trớn của chàng thực sự không mang lại cho bạn cảm giác viên mãn đầy đủ? Hãy trò chuyện với anh hoặc đơn giản – “cầm tay, chỉ việc”, để đối tượng biết, bạn muốn gì. Tuy nhiên không nhân cơ hội này, để liên hệ đến quá khứ. Chỉ quan tâm đến mối tình hiện tại và không bao giờ nhắc lại kỷ niệm về những cuộc tình trước anh.
Quan trọng: Cũng không bao giờ tuyên bố, tạo hóa đã trang bị cho anh “dụng cụ” đàn ông quá hà tiện. Nhận xét như thế - có thể trở thành cái đinh đóng vào cỗ quan tài hôn nhân của hai người!

'Ttan cửa nát nhà' vì lỡ miệng..., Tình yêu -  Giới tính, doan y chang, tinh yeu gioi tinh, dan ong, phu nu, nguoi yeu, nghe thuat giao tiep, cu xu
Không nên khen ngợi người yêu cũ với chàng (Ảnh minh họa)
2. “Anh đã già rồi, đầu khá nhiều tóc bạc!”
Thậm chí cả khi sự khẳng định như vậy đã được rào trước bằng mỹ từ “anh yêu” hoặc “em không tin”, đối với “nửa thứ hai” – vẫn quá phũ phàng và tàn nhẫn. Đàn ông, giống phụ nữ - ai cũng trải nghiệm stress mạnh liên quan đến sự già nua và mọi lời lẽ khả dĩ đẩy họ vào mặc cảm thua thiệt. Vì thế, hễ mỗi lần phải ngậm miệng để không phát ngôn nhận xét tương tự, hãy tự đặt câu hỏi đơn giản: “Liệu mình có muốn nghe, thí dụ anh nói rằng, em không có tạo dáng như 10 năm trước?”. Nên nhớ, bên vợ, lúc nào anh cũng khao khát tuổi 20!
Quan trọng: Cố bám nguyên tắc đơn giản: Tốt nhất không đả động đến tất cả những gì bất khả kháng. Điều đó cũng có nghĩa, nếu đấng nam nhi của bạn đã bắt đầu bị rụng răng, bước đi đã chậm chạp hoặc tóc bắt đầu bạc… việc lên tiếng chỉ mang vạ vào thân.
3. “Em không thể chịu nổi bà nội, người đàn bà quá quắt!”
Cho dù thái độ thiếu thiện cảm của bản thân đối với mẹ chồng có đầy đủ căn cứ, vẫn cứ phải cắn lưỡi, trước khi phát ngôn điều gì đó tương tự. Nhất là trường hợp đối tác thuộc dạng “đàn ông bám váy mẹ” về mặt tình cảm, sự bày tỏ thái độ như thế có thể bị coi như hành động xúc phạm không thể tha thứ. Tất nhiên anh ta có thể nói tất cả về gia đình mình. Tuy nhiên bạn cũng chớ dại góp thêm tiếng nói vào những đánh giá phê phán của anh, bởi sự hỗ trợ của bạn trong lĩnh vực này sẽ không được tiếp nhận khách quan.
Quan trọng: Bạn mong muốn, không qua lại nhà mẹ chồng quá nhiều? Hãy bày tỏ với đối tác, song không để lộ tình cảm thật. Có khá nhiều cơ may, để “nửa thứ hai” ngầm hiểu ý thực của phương án dạng: “Đôi lúc anh có thể một mình sang thăm mẹ, bởi dạo này em hơi bận việc cơ quan”.
'Ttan cửa nát nhà' vì lỡ miệng..., Tình yêu -  Giới tính, doan y chang, tinh yeu gioi tinh, dan ong, phu nu, nguoi yeu, nghe thuat giao tiep, cu xu
Hãy nói những câu ngọt ngào để gia đình tràn ngập tiếng cười (Ảnh minh họa)
4. “Mấy đứa hàng xóm nhận xét, anh không khác gì “đàn ông mặc váy”!
Phát ngôn lời khẳng định như thế, bạn không chỉ làm mếch lòng thậm tệ đối tác. Bạn còn đá phản lưới nhà! Bởi thực tế cho đến nay “nửa thứ hai” đã nỗ lực thực hiện phần lớn công việc của một “bà chủ” nội trợ - đúng như những gì bạn mong muốn; thế nên lời nhận xét của “mấy đứa hàng xóm” không khác gì lời cảnh báo: “Mọi việc bếp núc, nội trợ phải do người vợ thực hiện, thay vì ngược lại!”. Và điều đó không có gì ngạc nhiên. Lý do: đàn ông đặc biệt mẫn cảm với khía cạnh danh dự bản thân.
Đặc điểm này họ đã có trong gen di truyền từ thời nguyên thủy, khi với vai trò “thợ săn” – người đàn ông tiền sử là nhân vật đảm bảo sự tồn tại của gia đình và bao giờ cũng cảm thấy mình quan trọng hơn hẳn nữ đối tác. Cho dù trải qua nhiều triệu năm, đã có nhiều thay đổi diễn ra về phương diện này, song đàn ông vẫn không muốn bị coi là “mặc váy” – không muốn làm những công việc “đàn bà” hoặc chịu sự chỉ huy của đàn bà. Vì thế tốt nhất tránh đụng chạm đến… tham vọng “ông chủ gia đình” của họ.
Quan trọng: Hy vọng đấng mày râu sắm vai đối tác thực sự? Hãy giúp anh thoát khỏi “số phận” “đàn ông mặc váy”. “Nửa thứ hai” sẽ cảm thấy tự tin hơn và sẵn sàng giúp vợ, một khi đôi lúc được phép nắm quyền chỉ huy và được các thành viên trong gia đình tôn trọng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Powered by Blogger